Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Hiểm họa tiềm ẩn từ các công trình xây dựng ngày nay.

Hà Nội đang là trung tâm của rất nhiều vụ mất an toàn lao động, đặc biệt tại những công trình giao thông lớn trọng điểm như tuyến đường sắt trên cao, tuyến đường ngầm Nhổn - Bách Khoa. Chỉ trong khoảng 6 tháng, tại hai dự án đường sắt đô thị nói trên đã xảy ra 5 vụ tai nạn, trong đó tuyến Cát Linh - Hà Đông xảy ra 3 vụ, bao gồm 2 vụ hết sức nghiêm trọng.

Chỉ trong khoảng 6 tháng, tại hai dự án đường sắt đô thị nói trên đã xảy ra 5 vụ tai nạn, trong đó tuyến Cát Linh - Hà Đông xảy ra 3 vụ, bao gồm 2 vụ hết sức nghiêm trọng.

Các công trình xây dựng tại những nơi công cộng mà không có băng báo hiệu hay băng cảnh báo , báo hiệu cho người dân được biết.

Thông tin trên báo Tin tức, khi dư luận chưa hết bàng hoàng về sự cố rơi thanh thép nặng gần 7 tạ khi thi công dự án Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội xảy ra chiều 10/5 làm bẹp cửa xe ô tô 4 chỗ, thì chỉ sau đó 2 ngày (chiều 12/5), lại xảy ra vụ một chiếc cần cẩu đang thi công dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội bất ngờ đổ sập xuống nhà dân, khiến một phụ nữ đang mang thai phải đi cấp cứu.

Như vậy, chỉ trong khoảng 6 tháng, tại hai dự án đường sắt đô thị nói trên đã xảy ra 5 vụ tai nạn, trong đó tuyến Cát Linh - Hà Đông xảy ra 3 vụ, bao gồm 2 vụ hết sức nghiêm trọng. Điều đáng quan ngại, nguy cơ mất an toàn không chỉ dừng bên trong những công trường lao động mà còn lan rộng ra khu vực xung quanh, gây bất ổn cho cộng đồng.

Xâu chuỗi các vụ tai nạn lao động xảy ra trong thời gian gần đây đã cho thấy những lỗ hổng trong công tác an toàn lao động. Rất nhiều câu hỏi cần được trả lời sau hàng loạt vụ tai nạn lao động đáng tiếc vừa nêu: Quy trình bảo đảm an toàn lao động đã được thực hiện? Trách nhiệm của chủ đầu tư, bộ phận tư vấn giám sát ở đâu?... Khi lao động đã trang bị cho người lao động những trang thiết bị an toàn như mũ bảo hộ lao động, dây an toàn hay quần áo bảo hộ lao động chưa ?

Phân tích nguyên nhân để xảy ra các vụ tai nạn lao động, có thể thấy rằng, bên cạnh việc công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, thì còn do chế tài xử phạt các chủ sử dụng lao động vi phạm về an toàn lao động hiện nay là quá thấp, chưa đủ sức cảnh cáo, răn đe. Các mức xử phạt chủ yếu là phạt tiền, không có tác dụng phòng ngừa hữu hiệu, dẫn đến việc coi thường tính mạng của người lao động.

Thêm vào đó, công tác hậu thanh tra xử lý chưa hiệu quả, khiến cho các đơn vị doanh nghiệp thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành các quy định về an toàn lao động. Thực tế, các vụ tai nạn tại dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội đang triển khai xảy ra liên tiếp trước hết là hậu quả từ sự thiếu trách nhiệm, coi thường pháp luật cũng như sinh mạng con người của cả chủ đầu tư lẫn đơn vị thi công, bộ phận tư vấn giám sát. Nhiều chủ đầu tư chỉ coi “bên B là chùm khế ngọt”, không làm hết trách nhiệm nên dẫn tới sự cố kỹ thuật, nghiêm trọng là xảy ra tai nạn gây chết người.