Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Bí quyết giặt tốt quần áo bảo hộ cho công nhân

Thông thường, công việc giặt giũ quần áo là của những người phụ nữ, tuy nhiên, ở những công trình xây dựng thì đa phần là đàn ông tự giặt các bộ quần áo của mình, trong đó bao gồm cả quần áo bảo hộ cho công nhân. Việc giặt quần áo bảo hộ đúng cách cũng giúp giữ trang phục bền hơn để đảm bảo an toàn hơn cho sản xuất.

Giặt quần áo là công việc thường nhật của phụ nữ nhưng khi ở những công trình xây dựng thì đa phần thanh niên tự giặt, việc giặt đúng cách giúp giữ trang phục bền hơn để an toàn sản xuất.

Cách giặt cổ áo

  • Quần áo công nhân mặc lâu tiếp xúc khói bụi công trình cổ sẽ cáu bẩn, có khi khê ố lại, rất khó giặt sạch. Lúc ấy, bạn hãy lấy một ít muối rắc lên cổ áo, vò xát nhẹ, sau đó dùng xà phòng giặt mới sạch được. Bởi vì phần lớn cổ áo đều bị mồ hôi ngấm lại, trong mồ hôi có chất Prôtêin, nó sẽ được dung giải trong dung dịch muối ăn. Nếu như làm cách ấy mà chưa sạch bạn pha lấy dung dịch nước Amôniắc loãng theo tỉ lệ: 1 Amôniắc – 4 nước để tẩy.

  • Với quần áo công nhân nhạt màu, khi cổ tay áo bị ố bẩn, bạn hãy đem nó ngâm một lúc, sau đó lấy kem đánh răng xoa một lớp lên chỗ bẩn, vò xát nhẹ khoảng 1- 2 phút rồi dùng xà phòng giặt bạn sẽ thấy áo được sạch bóng.

  • Với áo cổ cứng, nếu dùng tay vò sẽ rất khó sạch và còn dễ làm hỏng cổ. Bạn dùng bàn chải mềm chấm xà phòng rồi tẩy, giặt nhẹ bằng tay vào nước, sau đó lại chà bàn chải, làm như thế vài lần cổ áo sẽ sạch.

Cách ngâm quần áo trước khi đem giặt

Theo thử nghiệm, chất bám bẩn lên sợi quần áo phải trong khoảng 14 phút mới ngâm được nước, sau khi chúng vừa kịp ngấm mà đun giặt thì quần áo sẽ rất chóng sạch mà không hại. Nếu thời gian ngâm quá ngắn, chất bám bẩn vẫn dính chặt vào sợi quần áo nên rất khó giặt cho sạch. Nếu thời gian ngâm lại quá lâu thì sẽ làm cho sợi quần áo có khả năng bị ngấm mục trong nước, độ bền của nó sẽ giảm.

Xem thêm: giày bảo hộ, bình chữa cháy, bình cứu hỏa