Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Tỉnh Hòa Binh: Nguy cơ tai nạn lao động tại các cơ sở sản xuất khai thác đá khoáng sản.

Những vụ tại nạn nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra gần đây như vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ làm chết hơn 50 người, đá vùi lấp đường hầm làm 18 người chết tại Thủy điện bản Vẽ - Nghệ An, vụ đá lở làm 7 người tử nạn tại Hà Tĩnh cho thấy vấn đề an toàn lao động, phòng chống cháy nổ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có tính chất đặc thù đang ở mức độ báo động cao.

Các cơ sở sản xuất, khai thác đá, khoáng sản và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang đứng trước nguy cơ cao về tai nạn lao động. Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH Lương Bá Khiêm lo ngại: Vấn đề an toàn lao động và phòng chống cháy nổ tại các cơ sở sản xuất khai thác đá, khoáng sản cũng đang ở mức báo động.

1

Cơ sở khai thác và sản xuất tại chỗ chưa trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ cùng các trang bị khác như mũ với giày.

 

Hầu như năm nào trên địa bàn tỉnh đều xảy ra tai nạn lao động, tập trung ở các cơ sở sản xuất, khai thác đá và khoáng sản. Năm 2005, xảy ra vụ nổ khí mê tan tại Mỏ Than Đồi Hoa - Lạc Thủy làm chết 6 lao động. Năm 2006, xảy ra 2 vụ tại nạn đá tại làm chết 2 người tại trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Năm 2007 có 2 người tử nạn là anh Đặng Ngọc Lợi chết do đá văng khi nổ mìn tại mỏ đá 789 Bộ Quốc Phòng - xã Trung Sơn và anh Vương Văn Cương tại mỏ đá Cao Dương - Kim Bôi. Trên đây chỉ là thống kê của cơ quan chức năng, ngoài ra chưa tính hết những người bị thương và bị ảnh hưởng sức khoẻ do môi trường lao động không bảo đảm đặc biệt tại các cơ sở khai thác than và sản xuất khai thác đá trên địa bàn.

2

Vẫn còn rất nhiều lao động phổ thông tự do, không có mũ bảo hộ trên đầu cũng như giày bảo hộ đế sắt chống đâm xuyên...

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động vẫn là câu chuyện tưởng chừng như cũ đó là các cơ sở sản xuất kinh doanh không chưa chú ý và chưa quan tâm nhiều đến công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

Theo Chánh thanh tra Sở LĐ-TBXH Lương Bá Khiêm: Dù nhận thức của các cơ sở sản xuất kinh doanh đã về an toàn lao động đã chuyển biến nhưng trong quá trình thực hiện còn chưa triệt để. Việc thực hiện các quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ chủ yếu mới chỉ tập trung ở các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Còn lại phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh nhất là những đơn vị có sử dụng vật liệu nổ, khai thác khoáng sản còn chưa quan tâm, hoặc thực hiện các quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ với hình thức đối phó đã dẫn đến những vụ tai nạn lao động đáng tiếc trong thời gian qua như công ty Cổ phần Thái Cương, Công ty Sản xuất vật liệu xây dựng Lương Sơn, Công ty TNHH Thành Lập...

Nhằm giải quyết và cải thiện tình trạng mất an toàn về lao động, các cơ quan chức năng đang phối hợp, giám sát các đơn vị sản xuất kinh doanh   trên địa bàn củng cố, xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh lao động, tập huấn học tập các quy định an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, khám sức khoẻ định kỳ cho lao động; phấn đấu 100% người lao động phải được tập huấn, huấn luyện về ATLĐ; hàng năm người lao động phải được khám sức khoẻ định kỳ, các cơ sở sản xuất chăm lo cải thiện điều kiện cho người lao động, trang bị kiến thức và bảo hộ cho người lao động trực tiếp sản xuất...

Đối với các cơ sở sản xuất đặc thù như sử dụng vật liệu nổ, khoan mìn khai thác đá, khoáng sản phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành như sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, quy phạm về kỹ thuật trong khai thác và chế biến đá, khoáng sản.

Tại cuộc kiểm tra các cơ sở sản xuất, khai thác đá trên địa bàn huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn mới đây, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và các cơ sở sản xuất, khai thác đá, khoáng sản chỉ được sản xuất khi thực hiện đầy đủ và nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, để phòng và tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.