Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

An toàn vệ sinh lao động: Tăng cường tuyên truyền đi liền với xử lý nghiêm các vi phạm

Những năm gần đây, số vụ tai nạn lao động trên địa bàn toàn tỉnh không ngừng tăng. Qua tìm hiểu được biết, nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động (TNLĐ) chủ yếu là do một số tổ chức, cá nhân sử dụng lao động chưa nêu cao trách nhiệm, vi phạm các quy định pháp luật về an toàn lao động (ATLĐ). Mặt khác, bản thân người lao động còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng và thiếu chủ động trong phòng ngừa.

1 

Không trang bị găng tay, quần áo bảo hộ công nhân miệt mài làm việc không mang bản thân

 

Gia tăng số vụ TNLĐ

Trên địa bàn TP Thanh Hóa và các huyện như Đông Sơn, Yên Định, Triệu Sơn, Ngọc Lặc... nơi có khu vực khai thác đá tập trung đã và đang giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại các địa phương. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại những khu vực này thường xuyên xảy ra các vụ TNLĐ nghiêm trọng. Hẳn chúng ta còn nhớ vào 14h ngày 23-4-2014, tại núi Đồng Thung, xã Đông Vinh  đã xảy ra một vụ TNLĐ nghiêm trọng làm 2 người chết. Nạn nhân xấu số là các anh Trần Huy Thành (31 tuổi) và Bùi Xuân Ánh (30 tuổi), cùng trú xã Thọ Xương (Thọ Xuân). Theo lời kể của nhiều nhân chứng, thời điểm trên, anh Thành và nạn nhân còn lại đang đứng trên lưng chừng núi khoan lỗ gài mìn thì bất ngờ bị một tảng đá lớn lăn từ trên cao xuống đè trúng người. Cả hai được mọi người chuyển đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Hay như các vụ sập mỏ đá tại Công ty TNHH Cao Minh, xã Cao Thịnh (Ngọc Lặc) làm 3 công nhân bị thương; tại Công ty TNHH Xuân Trường, xã Yên Lâm (Yên Định) làm 1 người chết; sập mỏ đá tại núi Vàng, xã Đồng Thắng (Triệu Sơn) làm 1 người chết...

Theo tìm hiểu được biết, tại những nơi có các mỏ đá phần lớn người lao động phải làm việc ngoài trời, trong điều kiện khắc nghiệt, sử dụng thuốc nổ để khai thác đá nhưng rất chủ quan, coi thường bảo hộ lao động. Năm nào tại các khu vực khai thác đá cũng xảy ra TNLĐ, nhẹ thì gãy chân, gãy tay, nặng thì bị tàn tật, thậm chí tử vong. Có trường hợp giấy phép khai thác hết hạn, nhưng hoạt động khai thác trái phép vẫn diễn ra và xảy ra TNLĐ. Với những trường hợp khai thác đấ cần có sự hỗ trợ của dây đai an toàn hay mũ bảo hộ lao động tiêu chuẩn.

Ở lĩnh vực xây dựng, số vụ TNLĐ xảy ra tại các công trình xây dựng nhỏ, công trình dân sinh có chiều hướng gia tăng, chủ yếu do không có trang bị bảo hộ lao động, bất cẩn trong khi làm việc, bị ngã từ trên cao... Điều đáng nói là, số vụ TNLĐ ở các công trình xây dựng nhỏ chưa được thống kê đầy đủ, phần lớn là người lao động tự do, mang tính thời vụ, chưa được đào tạo, tập huấn về ATLĐ. Khi tai nạn xảy ra, mức bồi thường theo sự thỏa thuận từ người sử dụng lao động, phần thiệt thòi người lao động chịu.

Tại các doanh nghiệp sản xuất, liên quan đến  máy móc đòi hỏi sự cẩn trọng, yếu tố an toàn cao như máy trục, cầu trục, cổng trục, máy hàn điện, máy trộn nguyên liệu... vẫn xảy ra TNLĐ. Số vụ TNLĐ tăng có nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng lao động chưa xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; chưa huấn luyện an toàn lao động cho người lao động; thiếu thiết bị bảo đảm an toàn; người lao động chủ quan, vi phạm quy trình quy phạm ATLĐ...

Tăng cường tuyên truyền đi liền với xử lý vi phạm

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, năm 2014, toàn tỉnh xảy ra 31 vụ TNLĐ, làm chết và bị thương 37 người; xảy ra 85 vụ cháy ở khu vực dân cư, làm 2 người tử vong, 5 người bị thương, thiệt hại 12,3 tỷ đồng. Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng, chống cháy nổ là “điểm nhấn” để nâng cao tinh thần trách nhiệm của  người dân, doanh nghiệp, cơ quan chức năng về vấn đề này. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra thực hiện các quy định về ATLĐ tại những lĩnh vực nguy cơ cao như xây dựng, nhất là các công trình xây dựng nhỏ, công trình trọng điểm sử dụng nhiều lao động thời vụ; lắp đặt, sửa chữa điện; khai thác khoáng sản; ngành nghề sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Về phía người sử dụng lao động quan tâm cải thiện điều kiện làm việc bảo đảm cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn. Mỗi doanh nghiệp phải coi việc đánh giá nguy cơ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp là công việc không thể tách rời trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị; xây dựng, rà soát các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người lao động, nhất là với trường hợp làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về ATLĐ, nhất là các trường hợp để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng.

Để công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ đạt hiệu quả cao, thiết nghĩ, các cấp, các ngành và các doanh nghiệp cần triển khai nhiều biện pháp thiết thực và hiệu quả  nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động trong quá trình sản xuất. Chính quyền các cấp và các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về hoạt động ATVSLĐ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo hộ lao động, ATVSLĐ phòng chống cháy nổ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, HTX, tổ hợp tác và các làng nghề, trong đó đặc biệt chú trọng vào các lĩnh vực sử dụng các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, cháy nổ, nguy cơ cao về TNLĐ để chấn chỉnh kịp thời những sai phạm.

Sản phẩm hỗ trợ: giày bảo hộ nhập khẩu cao cấp.