Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Xuong may cua 2 vo chong khuyet tat giup nhieu phu nu co viec lam on dinh

Mặc dù là người khuyết tật, nhưng xưởng may của anh Đỉnh và chị Loan lại thực sự là nơi tạo được công ăn việc làm ổn định cho nhiều phụ nữ trong khu phố. Bà con trong khu phố thường xuyên truyền tai nhau một câu nói với sự khâm phục “lá rách đùm bọc lá lành” đối với đôi vợ chồng sống tại hẻm số 1942/48 Huỳnh Tấn Phát, TT. Nhà Bè, H. Nhà Bè, TP.HCM) này

Bởi 8 năm qua, căn nhà nhỏ của anh Trần Tấn Đỉnh (46 tuổi) và chị Nguyễn Thị Kim Loan (39 tuổi) thực sự là nơi “cứu khổ” cho nhiều phụ nữ trong khu phố có một công ăn việc làm ổn định. Và đặc biệt hơn hết, “ông chủ, bà chủ” của xưởng may này lại là những người khuyết tật.

Xưởng may quần áo Thiên Bằng chuyên nhận may gia công quần áo bảo hộ lao động với chất liệu vải tốt, bền đẹp như vải pangrim hàn quốc, vải kaki,….

Anh chị đều có số phận không may mắn khi cả hai đều bị dị tật ở chân sau một trận sốt bại liệt thập tử nhất sinh. Đến với nhau bằng sự sẻ chia, đồng cảm, anh chị nên duyên vợ chồng. Anh Đỉnh đôi chân bị teo hẳn lại, mọi việc di chuyển đều phải dùng cây nạng gỗ, còn đôi chân chị Loan cũng tập tễnh xiêu vẹo. Ấy vậy mà bằng tình yêu, bằng nghị lực, hai anh chị đã gây dựng cho mình một xưởng may nhỏ làm kế sinh nhai. Không những thế suốt 8 năm qua, đây được xem như là địa chỉ của nhiều chị em phụ nữ khác với một công việc ổn định.

Đã 8 năm nay, cứ 7h sáng là chiếc xe 3 bánh của hai anh chị lại len lỏi khắp các con đường ở các khu vực vùng ven Sài Gòn tìm mối hàng.

“Nhớ những ngày đầu tìm mối hàng, ông xã chở mình trên xe đến các khu vực ở quận Tân Phú. Có hôm hai vợ chồng chạy xe suốt nguyên một ngày. Ảnh lại có bệnh tim bẩm sinh nên mình ngồi sau lo lắm. Mình lại không biết chạy xe máy, rủi mà anh có làm sao thì mình chắc cũng chỉ biết ngồi khóc.”- chị Loan kể.

Đến giờ đôi vợ chồng khuyết tật này dường như thuộc lòng mọi ngóc ngách đường xá ở các quận Tân Phú, quận 6 vì họ quá nhiều lần bị…lạc đường.

Đất không phụ công người, mọi khó khăn anh chị đều vượt qua, đến khi có nguồn hàng ổn định anh chị bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất, mua thêm máy may, tuyển thêm thợ vào làm.

Nhận thấy nhiều phụ nữ ở trong khu phố không có công ăn việc làm ổn định, anh chị đều mở rộng cửa, dang rộng vòng tay mời họ vào học việc. Đặc biệt hơn cả, những phụ nữ mới vào học đều được chị Loan, anh Đỉnh dạy nghề miễn phí không mất tiền. Không những thế, mỗi tháng anh chị đều trích ra một khoản để trả lương cho thợ may.

Cảm thông với nhiều phụ nữ sau mới lập gia đình bộn bề với công việc nhà cửa, chăm sóc con nhỏ ốm đau chị Loan sẵn sàng để các chị đưa đồ về nhà may. Sau khi hoàn thành thì đem đến xưởng.

Có những nguồn hàng với số lượng lớn, chị Loan, anh Đỉnh lại huy động tất cả các chị em đến xưởng làm để kịp thời gian giao hàng. Có những đêm cả xưởng phải thức đến 1-2h sáng. Xong việc cả “đại gia đình” trải chiếu ngủ lại ở xưởng.

 “Chị Loan, anh Đỉnh tốt lắm. lập gia đình xong, mình phải bỏ công việc thợ may yêu thích tại công ty may Nhà Bè để ở nhà chăm sóc con. Con gái mình đã đi nhà trẻ chị biết mình đang cần có một công việc nên chị nhận mình về. Lâu năm không may nên tay nghề xuống hẳn, cứ lóng nga lóng ngóng. May nhờ chị Loan chỉ bảo mình đã tìm lại được công việc yêu thích của mình, vừa có thêm thu nhập, vừa được làm việc mình thích thì còn gì bằng”- chị Trần Thị Tuyết Hoa (trú ở khu phố 4- TT. Nhà Bè) kể.