Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Chinh phu My cat uu dai cho chinh quyen Bangladesh sau vu sap xuong may

Từ vụ việc sập tòa nhà xưởng may tại Bangladesh khiến cho chính phủ Mỹ cắt các ưu đĩa thương mại dành cho nước này. Hôm 28.06 vừa qua, chính quyền Bangladesh đã lên tiếng chỉ trích dữ dội về hành động này của Mỹ.

 “Không gì có thể gây sốc hơn quyết định đình chỉ chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) trong thời điểm chính quyền Bangladesh vừa đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện quyền công nhân và an toàn lao động tại các nhà máy” - AFP dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Bangladesh.

“Dù hoàn toàn tôn trọng quyết định của đối tác thương mại, Bangladesh vẫn muốn bày tỏ sự lo ngại rằng hành vi cứng rắn này có thể tạo ra những rào cản mới đối với quan hệ thương mại song phương đang phát triển giữa Mỹ và Bangladesh” - Bộ Ngoại giao Bangladesh nhấn mạnh.

Hôm qua, Chính phủ Mỹ tuyên bố cắt các ưu đãi thuế theo GSP dành cho Bangladesh để phản đối tình trạng an toàn lao động kém tại quốc gia này sau vụ tòa nhà xưởng may Rana Plaza ở Dhaka sụp đổ hồi tháng 4, làm hơn 1.100 người thiệt mạng.

Quyết định của Chính phủ Mỹ nghĩa là hàng loạt mặt hàng của Bangladesh xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải chịu mức thuế cao. Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng chính quyền Bangladesh chưa hành động để đảm bảo quyền lợi cho công nhân nước này.

Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman cũng khẳng định các vụ sập nhà gần đây ở Bangladesh cho thấy những thiếu hụt nghiêm trọng về quyền công nhân và an toàn lao động ở quốc gia Nam Á.

 

“Trong những năm gần đây, Chính phủ Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với chính quyền Bangladesh để khuyến khích nước này cải tổ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn lao động cơ bản - ông Froman cho biết - Nhưng phía Mỹ vẫn chưa thấy những tiến bộ đang kể trong các chương trình cải tổ này”.

Vụ sập tòa nhà xưởng may Rana Plaza là thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp may mặc toàn cầu. Tổng cộng 1.129 người đã thiệt mạng, hàng nghìn người khác bị thương.

Ngành công nghiệp may mặc Bangladesh có quy mô 20 tỉ USD, bao gồm 4.500 xưởng may, tuyển dụng hơn 3 triệu cộng nhân với 80% là phụ nữ.