Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Hien nay, tren thi truong tran lan rat nhieu hang nhai

Do hàng nhái từ các nhãn hiệu nổi tiếng vừa rẻ lại được hình ảnh giống hàng thật nên được nhiều người tiêu dùng thích sử dụng, điều này khiến cho nhiều cơ sở sản xuất tích cực làm các sản phẩm nhái những thương hiệu nổi tiếng để cung cấp ra thị trường.

23170557505_d8d38d0f9d_o

Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu không thận trọng và không có chế tài nghiêm ngặt về sở hữu trí tuệ (SHTT) thì cùng với sự mở cửa, nguy cơ Việt Nam có thể trở thành một ‘công xưởng’ sản xuất đồ nhái như Trung Quốc.

 

Hàng nhái tràn lan, công khai

 

Chọn cho mình một chiếc đầm hiệu Mango tại một quầy hàng trong trung tâm mua sắm TaKa trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP Hồ Chí Minh, chúng tôi được chị bán hàng xởi lởi cho biết, đây là hàng xuất xịn, vừa mới về hôm qua, giá chỉ 300.000 đồng. Cũng theo chị này, do đây là hàng xuất dư nên không phải nơi nào cũng có bán, size lại không đủ, vì thế nếu ưng thì nên mua ngay nếu không sẽ không còn.

Xem thêm: Xưởng may Thiên Bằng

Tuy nhiên, dạo quanh các trung tâm mua sắm Square, Taka, hoặc các cửa hàng thời trang chuyên bán hàng xuất khẩu tại TP Hồ Chí Minh, có rất nhiều nơi bán chiếc đầm Mango giống như vậy. Theo chị Chi Trang, một chủ cửa hàng thời trang xuất khẩu trên đường Nguyễn Hữu Cầu, quận 1 thì hầu hết các trung tâm mua sắm trên đều lấy hàng của chị về bán. Phần lớn, sản phẩm này đều được gắn mác các thương hiệu nổi tiếng như Zara, Mango, Forever 21, Clovis, Roem… Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng là xuất dư xịn bởi trên thực tế, để có thể tuồn được hàng gia công cho các thương hiệu nổi tiếng trên ra ngoài thị trường không dễ. Chính vì để đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, chị Chi Trang đã đầu tư cả công xưởng gia công hàng nhái các thương hiệu. “Hàng ngày chị lên các trang web các thương hiệu nổi tiếng để cập nhật mẫu mới, cho may một số mẫu và chào hàng các điểm bán sỉ khác. Một mẫu, chị may khoảng vài trăm đến 1.000 cái để tạo độ hút của hàng cũng như thăm dò thị hiếu. Nếu mẫu nào khách đặt nhiều nữa, chị sẽ cho may thêm”, chị Chi Trang bật mí thêm.

>>> Thiên Bằng là đại lý vải pangrim hàn quốc tại Hà Nội. Chúng tôi có xưởng may quần áo bảo hộ riêng để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

Cũng theo chị Chi Trang, không chỉ riêng chị mà hiện có rất nhiều nhà xưởng gia công hàng nhái phủ khắp các quận, tỉnh ven TP Hồ Chí Minh. Và không chỉ quần áo thời trang mà ngay cả những sản phẩm giày dép, giỏ xách nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng được gia công tại Việt Nam, không cần phải nhập từ Trung Quốc. Có như vậy, người tiêu dùng mới dễ mua vì tâm lí thích hàng xuất khẩu lại rẻ, đẹp.

 

Đáng chú ý, không chỉ nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới hay trong nước, nhiều đơn vị kinh doanh thời trang có uy tín trên thị trường còn gắn mác thương hiệu mình lên hàng nhái. Nhiều ý kiến cho rằng, “nhái” hàng thời trang là chuyện bình thường, nhái các sản phẩm liên quan đến thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi… mới là điều đáng lo ngại.

 

Chưa có ý thức vi phạm SHTT

 

Bà Đỗ Thị Minh Thủy, Trưởng phòng Thanh tra 1, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, người tiêu dùng xâm phạm SHTT mỗi ngày, nhưng đa số đều không biết mình vi phạm. Chính vì vậy, tới 90% người tiêu dùng biết đó là hàng “nhái” nhưng vẫn mua do giá rẻ và điều này đã vô tình tiếp tay cho các cơ sở sản xuất, tạo nên cơ hội cho họ mở rộng hơn việc kinh doanh “hàng nhái”. Và khi nhu cầu sử dụng hàng nhái, hàng giả còn cao thì các cơ sở sản xuất vẫn tiếp tục cung cấp những sản phẩm đó ra thị trường, gây nên tình trạng vi phạm quyền SHTT nghiêm trọng. Đây là hạn chế lớn, tạo ra mảnh đất màu mỡ cho vi phạm SHTT phát triển.

 

Trong khi đó, việc thực thi luật SHTT còn nhiều khó khăn do hệ thống pháp luật về SHTT chưa hoàn chỉnh và chồng chéo nhau, hiện chưa có tòa án chuyên trách xử lý vi phạm luật SHTT. Điển hình như về thời trang, có rất nhiều cơ sở, xưởng may đang tiếp tay gia công cho những hàng nhái những thương hiệu nước ngoài đang tồn tại, cơ quan chức năng thấy, biết nhưng vẫn không thể làm gì được. Vì chưa có các nhãn hàng, thương hiệu nước ngoài nào kiện tụng doanh nghiệp, người bán, người tiêu dùng tại Việt Nam về xâm phạm SHTT của họ nên rất khó có thể xử phạt. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, chất lượng hàng hóa nhưng lại quên mất khâu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình ở những khu vực thị trường đã và sẽ phát triển. Thậm chí, có những doanh nghiệp do sợ bị ảnh hưởng đến doanh số và mức tiêu thụ sản phẩm, không dám công khai về sản phẩm bị làm giả...

 

Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ lo ngại, nếu không nâng ý thức về SHTT cho cộng đồng thì về lâu dài sẽ gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế, bởi thiếu hiểu biết về SHTT có thể là rào cản đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia thương mại. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự hiểu rõ về SHTT để có thể lấy đó làm công cụ bảo vệ mình trong công cuộc hội nhập ngày một mạnh mẽ.

Bài và ảnh: Hải Yên – Báo tin tức