Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Phòng cháy chữa cháy, bạn hiểu như thế nào

Trong đời sống xã hội, ngọn lửa không chỉ mang lại lợi ích mà còn là kẻ gieo hoạ cho con người mà không kiểm soát được. Đó là hoả hoạn.

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các tiến bộ khoa học và kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất ngày càng nhiều, do đó thiệt hại do các đám cháy gây ra cũng tăng gấp nhiều lần.

Phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Cháy là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát sáng.

Cháy chỉ xảy ra khi đủ ba yếu tố: Chất cháy; Oxy; Nguồn nhiệt.

Dẩn đến cháy nổ có nhiều nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp và nguyên nhân sâu xa. Ở đây chúng ta nghiên cứu nguyên nhân trực tiếp do con người gây ra để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

– Sau đây là một số nguyên nhân gây cháy phổ biến:

Do tác động của ngọn lửa trần, tàn lửa, tia lửa;

Do tác dụng của năng lượng điện;

Do ma sát va chạm giữa các vật;

Do phản ứng hóa học của hóa chất.

– Biện pháp phòng cháy chữa cháy:

Để phòng cháy, chữa cháy tốt phải thực hiện nhiều giải pháp, từ tuyên truyền, giáo dục đến biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính.

Có biện pháp thực hiện ngay từ khi thiết kế công trình như lựa chọn vật liệu xây dựng, tường ngăn cháy, lối thoát nạn, hệ thống cấp nước chữa cháy, thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động, sử dụng các thiết bị chữa cháy dự phòng như bình cứu hoả, bình chữa cháy,…

Có biện pháp thực hiện trong quá trình sản xuất, thi công như kiểm tra kỹ thuật an toàn máy móc thiết bị trước khi vận hành, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật.

– Tuyên truyền,giáo dục, huấn luyện.

Người sử dụng lao động phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc giáo dục ý thức phòng cháy, chữa cháy cho người lao động; tổ chức huấn luyện cho họ cách thức phòng cháy chữa cháy.

Mỗi cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải có phương an phòng cháy chữa cháy tại chỗ phù hợp với đặc điểm của cơ sở và tổ chức luyện tập thường xuyên để khi có cháy là kịp thời xử lý có hiệu quả.

– Biện pháp kỹ thuật

Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa các khâu đó.

Dùng thêm các chất phụ trợ, các chất chống cháy nổ trong môi trường có tạo ra các chất hỗn hợp cháy nổ.

Cách ly các thiết bị hoặc công đoạn có nhiều nguy cơ cháy nổ với khu vực sản xuất bình thường, có nhiều người là việc.

Hạn chế mọi khả năng phát sinh nguồn nhiệt như thiết kế thêm thiết bị dập tàn lửa cho các xe nâng hàng, ống khói, ống xả của động cơ xe máy.

Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng chất cháy (nguyên vật liệu, sản phẩm,…) trong nơi sản xuất.

Thiết kế lắp đặt hệ thống thiết bị chống cháy lan trong đường ống dẫn xăng dầu khí đốt, chống cháy lan từ nhà nọ sang nhà kia.

Xử lý vật liệu bằng sơn chống cháy và ngâm tẩm bằng hóa chất chống cháy.

Trang bị thêm hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.

– Biện pháp hành chính-pháp luật.

Trên cơ sở các văn bản của Nhà nước (luật, pháp lệnh, chỉ thị, thông tư hướng dẫn), người sử dụng lao động phải nghiên cứu đề ra các nội quy, biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy trong đơn vị và hướng dẫn người lao động thực hiện.