Tai nạn lao động trong năm 2011 tại Đà Nẵng
Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước. Hội đồng quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Thủ tướng thành lập có nhiệm vụ tư vấn cho thủ tướng Chính phủ và tổ chức phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Có thể nói trong số các chế định của pháp luật lao động, chế định về an toàn lao động, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc cao mà các chủ thể hầu như ít được thỏa thuận như các chế định khác.
Thực tế cho thấy an toàn lao động trở thành chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” bởi năm nào các ban, ngành của thành phố cũng lên kế hoạch, tuyên truyền khá rầm rộ cho Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN). Chỉ riêng trong năm 2011, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH thành phố đã thanh tra 50 doanh nghiệp về việc thực hiện pháp luật lao động, lập biên bản các đơn vị vi phạm và ra quyết định xử phạt với tổng số tiền hơn 77 triệu đồng. Ngoài ra, còn hàng loạt các hoạt động khác như hội thi, hội thảo tuyên truyền về vấn đề này. Thế nhưng, tai nạn lao động trên toàn thành phố những năm gần đây không giảm mà có xu hướng tăng. Năm 2011, Đà Nẵng xếp thứ 7 trong 10 địa phương xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người nhất. Lý do vẫn... rất cũ: Thiết bị không bảo đảm an toàn, không huấn luyện ATVSLĐ cho công nhân, không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động như quần áo bảo hộ, giày bảo hộ...
Bà Trần Thị Bích Liên, Trưởng phòng Lao động việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH cho biết: “Nhìn tổng thể các vụ tai nạn lao động thời gian qua, xảy ra nhiều nhất ở loại hình doanh nghiệp tư nhân (trên 75%). Có nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng vẫn là lĩnh vực lao động giản đơn trong xây dựng, khai thác mỏ, gia công kim loại cơ khí, lắp ráp vận hành máy và thiết bị sản xuất...”. Tuy nhiên, trách nhiệm thuộc về ai vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động.
An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp.