Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Công tác đảm bảo an toàn lao động xây dựng tại TP Hồ Chí Minh

Mỗi năm, TPHCM  là đô thị loại 1 của cả nước nhưng tình trạng mất an toàn lao động cũng xếp vào hàng cao, trong đó số vụ TNLĐ xảy ra ở các công trình xây dựng chiếm tỷ lệ hơn 60%. Nguyên nhân là do chủ đầu tư, các nhà thầu thi công và cả người lao động  thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn lao động , trong khi việc xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền chưa thường xuyên, quyết liệt...
Tại một công trình xây dựng nhà ở nằm trên đường Phạm Hùng công nhân không đội mũ bảo hộ, nhà thầu không lắp lưới dây an toàn khi công trình xây lên tầng 2. Nguy hiểm chực chờ Đến nay, vụ sập giàn giáo xảy ra tại công trình xây dựng tòa nhà Mapletree Business Centre (phường Tân Phong, quận 7, TPHCM) làm 3 người chết, 5 người bị thương đã trôi qua 1 tuần. Cơ quan chức năng vẫn đang tích cực điều tra, tuy chưa có kết quả chính thức nhưng chắc chắn rằng nguyên nhân vụ tai nạn vẫn xuất phát từ yếu tố con người. Những tưởng sau vụ TNLĐ thương tâm nói trên, ở các công trình khác, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, công nhân lao động sẽ lấy đó làm bài học, nghiêm túc trong thi công để đảm bảo an toàn về người, tránh thiệt hại về tài sản. Thế nhưng, thực tế không như vậy, vi phạm về ATLĐ vẫn diễn ra tràn lan và nguy cơ xảy ra TNLĐ rất báo động. Theo ghi nhận của PV Báo SGGP, những ngày qua, tại Khu dân cư cao cấp Dương Hồng Garden House nằm bên đường Nguyễn Văn Linh (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh), có hơn chục công trình lớn nhỏ đang xây dựng lên đến tầng 3 nhưng đều bỏ qua các quy định về ATLĐ. Như công trình xây dựng các lô nhà A17 - A18 - A19 - A20, đã xây lên độ cao hơn 30m so với mặt đất, nhưng nhà thầu thi công không lắp đặt lưới chắn an toàn để phòng ngừa té cao và tránh vật rơi. Trên các tầng cao của công trình, rất nhiều công nhân làm việc không đội nón bảo hộ, thắt dây an toàn khi thao tác. Đáng nói là các vi phạm trên diễn ra hết ngày này sang này khác nhưng giám sát thi công vẫn không nhắc nhở, có biện pháp với công nhân. Cạnh đó, những công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, ngoài các lỗi trên còn vi phạm nhiều lỗi khác như để dây điện chắp nối, ổ điện dưới những khu vực có nước đọng... Khi được hỏi thi công thiếu an toàn như thế, không sợ bị phạt, giám sát thi công một công trình ở đường số 6 (KDC cao cấp Dương Hồng Garden House) cười nói: “Tôi thầu xây dựng hơn chục năm nay, cả trăm công trình từ Nam ra Bắc, toàn thấy cơ quan chức năng phạt lỗi không phép, sai phép, chưa thấy xử phạt vì thiếu ATLĐ bao giờ. Ai rảnh đâu mà đi phạt mấy việc cỏn con này”. Còn công nhân thi công lý giải việc không đội nón bảo hộ là vì đội nón sẽ khó thao tác và di chuyển trên công trình(!?). Một tình trạng khá phổ biến là nhiều nhà thầu dù không có năng lực (tài chính, chuyên môn...) vẫn được cơ quan thẩm quyền cấp phép hành nghề, sau đó thuê công nhân thời vụ vào làm việc, đẩy nguy cơ TNLĐ lên mức cao, lại vừa không đảm bảo được chất lượng công trình. Ông Thái Thanh Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Mai Hoàng (trụ sở ở phường 13, quận 6), chia sẻ: “Không chỉ có các công ty xây dựng nhỏ lẻ, mà ngay cả các tập đoàn, tổng công ty xây dựng lớn hiện nay cũng tuyển công nhân thời vụ vào thi công. Có người không qua trường lớp, cũng chưa từng cầm bay, cầm búa bao giờ vẫn được tuyển vào xây, tô tường. Vì vậy nên sự cố, tai nạn vẫn xảy ra thường xuyên”. Chấn chỉnh cấp phép và xử lý Nhận định về tình hình vi phạm ATLĐ trong xây dựng và nguy cơ TNLĐ hiện nay, ông Huỳnh Tấn Dũng, Chánh Thanh tra Sở LĐTB-XH TPHCM, cho rằng trong 5 năm trở lại đây, TNLĐ tại TP luôn ở mức cao, diễn biến rất phức tạp. Còn theo ông Lê Quỳnh Đài, Phó Chủ tịch UBND quận 8, thì vi phạm về ATLĐ tại các công trình xây dựng đều xuất phát từ nhà thầu thi công. Tính riêng từ đầu năm 2015 đến nay, qua kiểm tra 38 công trình (38 nhà thầu), Thanh tra Sở LĐTB-XH TP đã kiến nghị, yêu cầu khắc phục 118 lỗi vi phạm, đến nay đã có 50 kiến nghị khắc phục xong, số còn lại thanh tra vẫn đang theo dõi chặt chẽ. Ngoài ra, thanh tra sở cũng lập biên bản vi phạm, xử phạt hành chính 15 nhà thầu với tổng số tiền 163 triệu đồng; đình chỉ sử dụng 6 thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt... Mặc dù vậy, trên thực tế vi phạm vẫn diễn ra, vì số lượng cán bộ thanh tra mỏng, khó thể kiểm soát được hết hàng ngàn công trình lớn nhỏ ở thàn phố. Nhìn chung vẫn sẽ phải chấn chỉnh lại tùy vào mức độ ảnh hưởng hay nghiêm trọng.