Hiện nay, người lao động Việt Nam vẫn chưa ý thức về quyền về điều kiện làm việc đảm bảo an toàn lao động.
Chủ yếu là những người lao động nghèo vì kế mưu sinh mà có khi biết mức độ an toàn trong công việc là thấp nhưng vẫn phải chấp nhận làm.
Tuyên bố đầu tiên về An toàn vệ sinh lao động được công bố tại phiên khai mạc Đại hội thế giới lần thứ 18 về An toàn - Sức khỏe trong lao động diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc. Tuyên bố này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển công tác an toàn vệ sinh lao động và tầm quan trọng của quần áo lao động trong bảo hộ lao động của mỗi nước, trong đó có Việt Nam.Với chủ đề của Tuyên bố Seoul “An toàn và sức khỏe trong lao động- trách nhiệm của toàn xã hội”, các đại biểu tham gia hội thảo cho rằng việc đảm bảo an toàn trong lao động đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các bên: người sử dụng lao động, người lao động và các cơ quan nhà nước.
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn trong lao động, bệnh nghề nghiệp gia tăng nhanh chóng chủ yếu là xuất phát từ nhận thức của người dân. Nhiều người làm việc trên cao mà không chịu sử dụng dây an toàn hay là mũ bảo hộ lao động.
Tình hình thực hiện An toàn lao động ở các khu vực kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện rất yếu.
Không chỉ do ý thức của người lao động và chủ sử dụng còn kém mà ngay cả chính quyền địa phương cũng không quan tâm tới công tác an toàn lao động. Thúc đẩy phòng ngừa tai nạn lao động bằng các biện pháp nâng cao nhận thức của người dân, thúc đẩy công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ công tác huấn luyện an toàn cho
người lao động, cải thiện điều kiện lao động, tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra.