Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động, tai nạn luôn rình rập người lao động.

An toàn lao động luôn là vấn đề được dư luận xôn xao trong những thời gian gần đây. Chủ quan mà nói lại đều là do ý thức của người lao động chúng ta. Hằng năm không ít những vụ tai nạn đáng thương tâm, kể đến gần đây nhất là vụ sập giàn giáo tại khu công nghiệp Fumosa, huyện Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Qua đó gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ thiếu đảm bảo công tác an toàn lao động trong các ngành nghề xây dựng gặp rất nhiều rủi ro nguy hiểm.

Vì người dân vẫn còn thiếu ý thức trong vấn đề bảo hộ lao động nên:

Những năm qua, tai nạn lao động (TNLĐ) trên các công trường xây dựng vẫn tiếp diễn. Nhẹ thì đứt tay, rách chân, xây xát do gạch, sắt va vào; còn nặng thì bị thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNLĐ, nhưng đa phần do công nhân thiếu trang thiết bị về an toàn lao động, môi trường làm việc nguy hiểm. Ví dụ như thợ xây làm việc trên giàn giáo cao, ván kê làm giàn đứng bấp bênh, nhưng không đeo dây an toàn, không mũ bảo hộ. Bên cạnh đó, công trình không có lưới chống rơi, lưới đỡ bao bọc...

Những vụ TNLĐ xảy ra từ những công trình xây dựng thời gian qua như lời cảnh báo, nhắc nhở mỗi công nhân và người sử dụng lao động nhận thức rõ hơn về công tác an toàn lao động. Phải chủ động phòng ngừa, mua sắm các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân cần thiết bảo đảm chất lượng. Đồng thời, hướng dẫn cho người lao động về các biện pháp bảo đảm an toàn trước và trong khi làm việc.

Theo quan sát của người viết bài này, hiện nhiều công trình xây dựng trên địa bàn TP Tuy Hòa, từ các công trình công cộng, đến các công trình của người dân… đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh những công nhân không mũ bảo hộ lao động, không găng tay bảo hộ, không thắt dây an toàn; có người đứng cheo leo trên những tấm ván bấp bênh, giàn giáo lỏng lẻo, không kiên cố để làm việc... Vì thế, TNLĐ luôn rình rập cạnh họ.

New Picture

Ông Đinh Thế Tuấn (thôn Phụng Tường, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa), thợ xây dựng thổ lộ: “Chủ công trình có yêu cầu chúng tôi phải đội mũ bảo hộ cho an toàn, nhưng đứng trên cao làm việc, rất nắng, nên tôi chỉ sử dụng mũ rộng vành cho mát. Còn dây bảo hộ thì… mang vào vướng víu, khó làm việc…” Hay có tình trạng người sử dụng lao động vì muốn tiết kiệm chi phí trong xây dựng nên không mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, không xây dựng nội quy, hướng dẫn quy trình sử dụng máy móc, thiết bị. Bên cạnh đó, các chủ thầu lại thiếu sự kiểm tra, giám sát khi công nhân lao động khiến TNLĐ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Một điều nữa phải kể đến là công nhân chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động, xem thường nội quy, không có ý thức bảo đảm an toàn cho bản thân trong quá trình lao động.

Trang bị bảo hộ lao động là bảo đảm tính mạng cho công nhân và để công trình được thi công đúng tiến độ. Vì thế, người sử dụng lao động cần nêu cao trách nhiệm của mình, ngoài mua sắm đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động phục vụ công việc, còn thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người lao động nghiêm túc chấp hành, tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn lao động. Có như vậy mới tạo hiệu quả lâu dài, yên tâm khi công nhân làm việc. Mặt khác, người lao động cũng cần phải nâng cao nhận thức về an toàn lao động nhằm đảm bảo tính mạng bản thân.