Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Tìm hiểu về cấu tạo của mũ bảo hộ lao động.

Việc sử dụng mũ bảo hộ lao động bảo vệ an toàn và sức khỏe người lao động là cần thiết, nhưng không phải có trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ là có thể an toàn. Trước khi sử dụng phải tìm hiểu thật kĩ về cấu tạo và chức năng của vật dụng để lựa chọn cho phù hợp với tính chất công việc.

Nếu làm việc ở nơi có nguy cơ bị chấn thương đầu thì hãy tìm hiểu kỹ và chọn những vật dụng bảo vệ thích hợp. Nếu việc bảo vệ đầu là thiết yếu, tiến hành đầy đủ các bước có thể bảo vệ an toàn và sức khỏe một cách tốt nhất bao gồm: lựa chọn, đào tạo và kiểm tra. Chọn những mũ đúng cho công việc. Tham khảo các tiêu chuẩn như CSA Z94.1 – 05 hay công nghiệp bảo vệ mũ., quy trình lựa chọn chăm sóc và sử dụng hoặc pháp luật được áp dụng trong phạm vi quyền hạn của mình.

non-3m-3 Mũ có thể phân biệt thành 2 loại: Bảo vệ khỏi tác động từ phía trên đỉnh đầu Bảo vệ tác động từ phía ngang tức phía trước, sau hoặc 2 bên.

Mũ gồm vỏ mũ và hệ thống quai đeo. Vì chịu tác động nhiều từ bên ngoài và thường xuyên sử dụng nên cần phải kiểm tra và bảo trì liên tục. Không để mũ bảo hộ ở phía sau xe di chuyển. Nhiệt và ánh sáng tia cực tím có thể gây thiệt hại đến cấu tạo, dễ bị mài mòn dẫn đến vỏ bên ngoài sẽ bị giòn dễ vỡ và giảm chất lượng bảo vệ. kiểm tra mũ trước mỗi lần sử dụng. Luôn kiểm tra với nhà sản xuất khi thêm hoặc sử dụng các phụ kiện.

Đối với những tấm lót mùa đông nên kiểm tra để đảm bảo nó không thoải mái, gây bất tiện khi sử dụng. Tuyệt đối không để dây đeo cằm trên vành hoặc đỉnh mũ. Không đội thêm bất cứ loại mũ nào bên dưới mũ bảo hộ để tránh việc gây khó khăn đối với hệ thống dây đeo.

Độ bền va đập Việc xem xét thiết kế quan trọng nhất là khả năng chịu sự ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài. Mũ bảo hộ làm giảm tác động băng cách hấp thụ năng lượng làm giảm thiểu rủi ro xảy ra, tai nạn cho người lao động. Mục đích sử dụng: Công nhân nói riêng với người lao động nói chung làm việc trên công trường xây dựng hoặc trong các nhà máy nguy hiểm phải đội mũ bảo hộ. Điều này là để ngăn chặn thiệt hại gây ra bởi những người làm việc trên cao. Điểm quan trọng ở đây là mũ bảo hộ phải chắc chắn chịu được tác động mạnh của các yếu tố bên ngoài. Các vật liệu sử dụng để tạo nên chiếc mũ bảo hộ là không bị phá vỡ dưới tác động mạnh, phải có độ dẻo dai nhất định để nó không bị nứt, gãy và đủ lực chịu tác động để không bị biến dạng. Tất cả các mũ bảo hộ được thực hiện từ một số thành phần: Một lớp vỏ bên ngoài, một lớp lót bên trong, dây đai đầy đủ, phù hợp và có thêm một lớp trang trí trên bề mặt. Vỏ mũ bảo hiểm phải đươc đúc thổi hoặc ép thun. Ngoài ra còn một số sản phẩm có liên quan đến mũ bảo hộ lao động như: dây an toàn bảo hộ lao động, băng báo cáp ngầm điện lực.