Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Đảm bảo an toàn lao động trong công tác vận hành lưới điện.

Thực hiện công điện 209/CĐ- EVNNPC-TTAT ngày 09/11/2012 của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc về việc đảm bảo các biện pháp an toàn, Công ty đã tiến hành kiểm tra tại một số đơn vị, qua kiểm tra đã phát hiện các tồn tại trong công tác quản lý vận hành, các sai phạm qui trình an toàn điện, lập phương án không đúng theo qui định, sai phạm phiếu công tác, để phòng tránh tai nạn lao động do vi phạm qui trình, trước hết các đơn vị phải nghiêm túc khắc phục các tồn tại trong công tác quản lý vận hành.
 1- Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp
     Trong công tác phúc tra,  kiểm tra hành lang an toàn lưới điện cao áp còn phát hiện nhiều vị trí để cây trong hành lang chạm vào đường dây điện 35 kV gây phóng điện, dây leo quấn lên tới xà đỡ,  trên đường dây còn nhiều vị trí để sứ cách điện bị vỡ lâu ngày không được kiểm tra thay thế, các tồn tại này gây tăng sự cố, dẫn đến việc cung cấp điện không an toàn, liên tục và ổn định.
  1. Công tác tổ chức thi công tại hiện trường.
Công tác lập phương án an toàn tổ chức thi công đã được Tổng công ty  qui chuẩn, Công ty Điện lực Điện Biên đã tổ chức tập huấn  hàng năm, song vẫn còn hiện tượng làm bừa làm ẩu, không khảo sát hiện trường, người lập phương án không nắm được kết cấu lưới điện, lập sai vị trí công tác, dẫn đến  khi cấp phiếu công tác, đội công tác không có hiện trường để thực hiện công việc, nếu như cứ thực hiện thì đội công tác vi phạm qui trình vì mở rộng phạm vi làm việc hoặc làm việc không đúng vị trí đã ghi trong phiếu công tác, Việc làm này nếu khi xảy ra TNLĐ thì người công nhân lại vi phạm qui trình, tự mở rộng phạm vi làm việc đây là một tiền lệ xấu trong công tác kỹ thuật an toàn.
Khi làm việc tại những nơi tiếp xúc nguy hiểm phải có đầy đủ trang thiết bị an toàn như: mũ bảo hộ lao động, dây an toàn và sào cách điện ...
  1. An toàn cho công việc kiểm tra, sửa chữa lưới điện
Trong công tác kiểm tra, sửa chữa lưới điện đây là một công việc nguy hiểm, nguy cơ mất an toàn cao, trong những năm gần đây công tác kiểm tra sửa chữa điện gây TNLĐ cũng chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các vụ TNLĐ về điện, nguyên nhân chủ yếu do ngời lao động chưa chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp an toàn hoặc cường độ lao động cao, thời gian làm việc kéo dài do sức ép giảm thời gian mất điện. Nguyên nhân chủ quan là hiện trường lao động không đảm bảo an toàn, người lao động không thực hiện các biện pháp an toàn như không thử hết điện khi đặt tiếp đất,  khi công tác trên đường dây điện không đặt tiếp đất 2 đầu vị trí công tác, làm việc không có phiếu công tác, lệnh công tác và tự mở rộng phạm vi làm việc. Ngoài ra trong các vùng nguy hiểm, chúng ta phải có các biển báo, băng báo hiệu cáp các loại ... Nguyên nhân khách quan do sức ép giảm thời gian mất điện, nên người lao động thường hay làm vào giờ nghỉ, làm đêm và quá giờ để cho hoàn thành công việc, do vậy thời gian có thể kéo dài đến buổi chiều trong ngày, làm cho người lao động mệt mỏi dễ gây TNLĐ, hoặc trong quá trình trực sửa chữa điện do địa bàn rộng, số lượng cần sửa chữa phát sinh đột biến, trong khi đó số người trực không được bổ sung, vì vậy người lao động phải chia người ra để thực hiện, dẫn đến người lao động vi phạm qui trình và nguy cơ mất an toàn rất cao. Qua thực tế cho thấy nếu ở đơn vị nào mà được lãnh đạo thực sự quan tâm đến công tác an toàn lao động, thì ở đơn vị đó người lao động được quan tâm,  công tác an toàn vệ sinh lao động rất nề nếp.