Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

TCVN 7435-1:2004 quy định bố trí và công suất bình chữa cháy như thế nào

Đối với từng mối nguy hiểm của đám cháy thì có cách bố trí bình chữa cháy khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm của đám cháy sẽ cần loại bình chữa cháy có công suất phù hợp. Sau đây là quy định của TCVN 7435-1:2004 về việc bố trí và công suất của bình chữa cháy đối với mỗi loại nguy hiểm của đám cháy.

  1. Việc bố trí và công suất bình chữa cháy với mối nguy hiểm loại A

1.1. Bình chữa cháy đối với các loại nguy hiểm khác nhau được cung cấp trên cơ sở bảng 1.

Bảng 1 Loại nguy hiểm Công suất bình chữa cháy nhỏ nhất

Khoảng cách di chuyển lớn nhất tới bình chữa cháy, m Diện tích bảo vệ lớn nhất của 1 bình chữa cháy, m2 Thấp 2-A 20 300 Trung bình 3-A 20 150 Cao 4-A 15 100 * Hai bình chữa cháy kiểu nước công suất 2-A được bố trí liền kề có thể được sử dụng để thực hiện các yêu cầu đối với bình chữa cháy công suất 3-A hoặc 4-A.

1.2. Mỗi tầng (sàn) phải được trang bị ít nhất hai bình chữa cháy như quy định trong bảng 1. Lưu ý: Đối với tầng có diện tích nhỏ hơn 100m2 có thể chỉ trang bị 1 bình chữa cháy.

1.3. Các yêu cầu bảo vệ có thể được thực hiện bằng các bình chữa cháy có công suất lớn hơn, miễn là khoảng cách di chuyển tới các bình chữa cháy không vượt quá khoảng cách quy định trong bảng 1.

  1. Việc bố trí và công suất bình chữa cháy đối với mối nguy hiểm loại B, trừ mối nguy hiểm của chất lỏng cháy có chiều dày có thể đánh giá được (quá 0,6cm) và đối với mối nguy hiểm loại C.

2.1. Các bình chữa cháy dùng cho các loại nguy hiểm này phải được trang bị trên cơ sở bảng 2.

Lưu ý: Bình chữa cháy công suất nhỏ hơn, dùng cho các mối nguy hiểm riêng nhỏ bên trong khu vực nguy hiểm chung, có thể được sử dụng nhưng không được xem xét như là thực hiện bất kỳ phần nào của các yêu cầu trong bảng 2.

Bảng 2 Loại nguy hiểm Công suất chữa cháy lớn nhất

Khoảng cách di chuyển lớn nhất tới bình chữa cháy, m Diện tích bảo vệ lớn nhất của 1 bình chữa cháy, m2 Thấp 55 B 15 300 Trung bình 144 B 15 150 Cao 233 B 15 100

2.2. Không được sử dụng hai hoặc nhiều hơn bình chữa cháy công suất nhỏ hơn để thực hiện các yêu cầu bảo vệ trong bảng 2.

Lưu ý: Có thể sử dụng tới 3 bình chữa cháy loại AFFF hoặc FFFP, nếu tổng công suất của chúng bằng hoặc lớn hơn công suất quy định nhỏ nhất, để thực hiện các yêu cầu của một bình chữa cháy với công suất quy định.

2.3. Các yêu cầu bảo vệ có thể được thực hiện bằng các bình chữa cháy có công suất hơn, nếu khoảng cách di chuyển đến các bình này không vượt quá khoảng cách quy định trong bảng 2.

2.4. Mỗi tầng phải được trang bị ít nhất hai bình chữa cháy như quy định trong bảng 2.

Lưu ý: Đối với tầng diện tích nhỏ hơn 100m2 có thể chỉ trang bị một bình chữa cháy.

  1. Việc bố trí và kích cỡ bình chữa cháy đối với mối nguy hiểm loại B của chất lỏng cháy ở chiều dày quá 0,6cm

3.1. Không được bố trí bình chữa cháy như là biện pháp bảo vệ duy nhất đối với mối nguy hiểm do chất lỏng cháy ở độ sâu, có thể xác định được (lớn hơn 0,6cm) khi diện tích bề mặt lớn hơn 1m2.

3.2. Đối với chất lỏng cháy ở độ sâu có thể xác định được như ở trong thùng nhúng hoặc thùng tôi, phải trang bị bình chữa cháy loại B trên cơ sở thế chữa cháy ít nhất 144B trên 1 mét vuông (144B/m2) của diện tích cháy ước lượng lớn nhất.

Chú thích 1: Khi hệ thống hoặc thiết bị chữa cháy tự động được chuẩn y lắp đặt đối với mối nguy hiểm chất lỏng cháy, có thể bỏ bình chữa cháy xách tay loại B. Khi bị loại bỏ, bình chữa cháy loại B được trang bị theo phạm vi của 3.1 để bảo vệ các vùng nguy hiểm riêng của các mối nguy hiểm được bảo vệ đó.

Chú thích 2: Bình chữa cháy loại AFFF hoặc FFFP có thể được trang bị trên cơ sở 89B cho 1m2 của nơi có mối nguy hiểm.

3.3. Không được sử dụng hai hoặc nhiều hơn bình chữa cháy có công suất thấp hơn để thay thế bình chữa cháy được quy định với thùng chứa lớn nhất. Chú thích: Có thể sử dụng đến 3 bình chữa cháy loại AFFF hoặc FFFP để thực hiện các yêu cầu của một bình chữa cháy có công suất quy định, nếu tổng công suất của các bình đó bằng hoặc lớn hơn công suất quy định nhỏ nhất.

3.4. Khi kích thước của mối nguy hiểm loại B có ở độ sâu có thể xác định được không thể bảo vệ được bằng bình chữa cháy xách tay, có thể xem xét việc sử dụng xe đẩy chữa cháy nếu chúng có khả năng chống lại mối nguy hiểm đó. Khi sử dụng các xe đẩy chữa cháy như vậy, bình chữa cháy xách tay loại B cũng được trang bị theo 3.1 để bảo vệ khu vực lân cận vùng nguy hiểm đó.

3.5. Khoảng cách di chuyển đến bình chữa cháy không được quá 15m.

3.6. Các mối nguy hiểm phân tán hoặc cách xa nhau nhiều phải được bảo vệ riêng. Bình chữa cháy ở gần mối nguy hiểm phải được bố trí để có thể tiếp cận được khi có cháy mà không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

  1. Cỡ bình chữa cháy và việc bố trí đối với mối nguy hiểm điện

4.1. Mối nguy hiểm điện bao gồm cả mối nguy hiểm trực tiếp xung quanh thiết bị điện.

4.2. Tùy theo mối nguy hiểm là loại A hoặc loại B, kích cỡ và nơi bố trí các bình chữa cháy phải trên cơ sở mối nguy hiểm loại A hoặc loại B đã biết.

4.3. Nơi có các thiết bị điện, các bình chữa cháy phải được đảm bảo là thích hợp cho việc sử dụng trên các thiết bị điện và được ghi nhãn như vậy. Thiết bị điện phải được ngắt càng nhanh càng tốt để chống cháy lại.

  1. Cỡ bình chữa cháy và việc bố trí đối với mối nguy hiểm loại D

5.1. Phải trang bị bình chữa cháy loại D đối với các mối nguy hiểm do kim loại cháy gây ra.

5.2. Khoảng cách di chuyển tới bình chữa cháy loại D không được quá 20m.

5.3. Cỡ và số lượng bình chữa cháy được xác định trên cơ sở kim loại cháy riêng, cỡ hạt vật lý của chúng và diện tích bao phủ.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm bình cứu hoả, quần áo bảo hộ lao động, giày bảo hộ lao động của Thiên Bằng chúng tôi