Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

TCVN 7435-1:2004 quy định bảo dưỡng bình chữa cháy như thế nào

Đối với bình chữa cháy một thời gian không sử dụng (khoảng từ 6 tháng đến 1 năm) thì nên bảo dưỡng bình một lần. Tuy nhiên cần phải biết cách bảo dưỡng để bình có thể sử dụng được lâu dài. Sau đây là quy định đối với cách bảo dưỡng bình chữa cháy trong TCVN 7435.

1 Quy định chung

1.1 Người chủ hoặc đại lý hoặc người ở nơi các bình chữa cháy được bố trí phải có trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng và nạp lại.

1.2. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy khác nhau nhiều. Các kiến thức tối thiểu cần thiết để thực hiện quy trình kiểm tra hàng tháng theo 2. Chỉ những người có thẩm quyền mới được bảo dưỡng và sửa chữa theo 3 và 4. Xem phụ lục A.

1.3 Việc bảo dưỡng và nạp lại phải được thực hiện theo sổ tay hướng dẫn thích hợp, sử dụng các loại dụng cụ, vật liệu thay thế, dầu bôi trơn và các phụ tùng thay thế nhận biết được và được người sản xuất hướng dẫn.

1.4 Bình chữa cháy không còn khả năng bảo dưỡng hoặc nạp lại phải được thay thế bằng một bình dự trữ cùng kiểu và tối thiểu cùng loại và cùng công suất.

2 Kiểm tra

2.1 Bình chữa cháy phải được kiểm tra khi lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ khoảng 30 ngày. Bình chữa cháy phải được kiểm tra với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu.

2.2 Kiểm tra định kỳ được thực hiện để đảm bảo bình chữa cháy:

a/ Được đặt đúng vị trí quy định;

b/ Không bị trở ngại và dễ nhìn thấy và bản hướng dẫn sử dụng của bình quay ra ngoài;

c/ Hướng dẫn sử dụng rõ ràng;

d/ Niêm phong hoặc bộ phận chèn không vỡ hoặc bị mất;

e/ Còn đầy (bằng cách cân hoặc nhấc)

f/ Không bị hư hỏng, ăn mòn, rỏ rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín;

g/ Nếu đồng hồ đo áp suất, kim của đồng hồ phải ở vị trí hoạt động hoặc nằm trong khoảng hoạt động.

2.3 Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nào không đảm bảo đúng các điều kiện được liệt kê trong 4.2.2a và b/ phải có hành động chỉnh sửa ngay.

2.4 Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nạp lại được nào không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện của c/,d/,e/,f/ hoặc g/ của 4.2.2 thì phải tiến hành bảo dưỡng theo qui trình thích hợp.

2.5 Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy bằng bột không nạp lại được không thực hiện đúng bất kỳ điều nào của c/, d/,e/,f/ hoặc g/ của 4.2.2 thì phải loại bỏ.

2.6 Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy halon không nạp lại được không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện nào của c/, d/,e/,f hoặc g/ của 4.2.2 thì phải loại bỏ và chất chữa cháy phải được lấy lại hoặc huỷ.

3 Bảo dưỡng

3.1 Quy định chung

Tất cả các loại bình chữa cháy, trừ loại được lưu ý ở phục lục C, phải đảm được bảo dưỡng như sau:

a/ Không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần;

b/ Thử thuỷ lực đúng kỳ;

c/ Khi có yêu cầu kiểm tra đặc biệt. Quy trình bào bảo dưỡng phải tiến hành phù hợp với 3.2

3.2 Quy trình đối với tất cả các loại bình chữa cháy

3.2.1 Trong một lần bảo dưỡng, tất cả các loại bình chữa cháy phải:

a/ Kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn để xác định bình chữa cháy đã được sử dụng chưa;

Sau khi bảo dưỡng, thay thế cơ cấu an toàn và lắp liêm phong mới;

c/ Gắn biển vào bình hoặc ghi nhãn tấm biển gắn vào bình để chỉ ra rằng đã tiến hành bảo dưỡng theo quy định.

3.2.2 Đối với việc cân nhắc quy trình được thực hiện khi bảo dưỡng bình chữa cháy xách tay, các loại bình được phân loại như sau:

  • Loại 1: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia, hoặc bọt

  • Loại 2: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là bột hoặc halon;

  • Loại 3: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia hoặc bọt;

  • Loại 4: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là bột;

  • Loại 5: Bình chữa cháy các bon dioxide

3.2.3 Bổ sung vào yêu cầu của 3.2.1 a/,b/ và c/ bình chữa cháy phải được bảo dưỡng theo bảng 1.

3.2.4 Cảnh báo: Trước khi mở bất kỳ bình chữa cháy bằng bột nào, bình đó phải được xác định rằng trong khi kiểm tra và bảo dưỡng, các sự phòng ngừa được nêu trong 3.4.1 và 3.2.4.2 phải được xem xét.

3.2.4.1 Chỉ được mở bình chữa cháy bằng bột ở điều kiện khô nhất có thể và trong thời gian ít nhất cần thiết để kiểm tra, nhằm làm giảm tới mức thấp nhất ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến bột (bột có thể hấp thụ một lượng độ ẩm có hại nếu để phơi trong không khí có độ ẩm tương đối cao hoặc nếu bột lạnh hơn không khí xung quanh).

3.2.4.2. Cấm việc trộn lẫn làm nhiễm bẩn chéo giữa các loại bột chữa cháy khác nhau (Một số các loại bột có khả năng tác dụng tới một số loại bột khác tạo ra nước và cácbon dioxit. Phản ứng này thường không xảy ra một cách rõ ràng cho tới sau một tuần mà trong thời gian đó phản ứng bề mặt không xảy ra. Nước gây ra sự vón cục và ở trong thùng kín các bon dioxit gây ra sự tăng áp nên rất nguy hiểm. Chỉ những bình chứa cùng loại bột mới được mở và kiểm tra cùng một thời điểm).

Bảng 1:

Loại bình

STT Quy trình bảo dưỡng

1 2 3 4 5

1 Kiểm tra và xác nhận rằng thiết bị chỉ thị áp

suất (nếu được lắp) là chỉ áp suất trong bình

chính xác hoặc khi thiết bị này không được

lắp, áp suất trong là chính xác. Nếu bình chữa

cháy chỉ ra áp suất giảm hơn 10% hoặc nhiều

hơn so với mức giảm lớn nhất theo hướng dẫn

của người sản xuất nếu áp suất giảm ít hơn 10%

phải theo chỉ dẫn của người sản xuất để có biện

pháp thích hợp.

x x

2 Kiểm tra bên ngoài thân bình chữa cháy xem có

bị ăn mòn hoặc hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít

hoặc hư hại không đáng kể, bình phải bị loại bỏ

hoặc phải thử thuỷ lực. Nếu bình bị mòn nhiều

hoặc có một vài hư hại thì bình phải bị loại bỏ.

x x x x x

3 Cân bình chữa cháy(có hoặc không có cơ cấu x x x x x

vận hành theo hướng dẫn của người chế tạo)

hoặc sử dụng phương thức thích hợp để kiểm

tra bình chứa khối lượng chất chữa cháy chính

xác. Đối chiếu khối lượng so với khối lượng

được ghi khi bình chứa sử dụng lần đầu.

4 Kiểm tra lăng phun và vòi phun (nếu được

trang bị) và làm sạch nếu cần thiết. Phải thay

thế nếu bị hư hỏng hoặc không ở trạng thái tốt.

x x x x x

5 Khi bình chữa cháy được thiết kế có cơ cấu vận

hành tháo ra được, phải kiểm tra cơ cấu vận

hành và kiểm soát sự xả (nếu được nắp) đối với

việc di chuyển tự do. Làm sạch, chỉnh sửa,

hoặc thay thế, nếu cần. Phải bảo vệ ren và các

chi tiết vặn chống lại sự ăn mòn bằng dầu bôi

trơn theo hướng dẫn của người sản xuất.

x x x x

6 Mở bình chữa cháy hoặc tháo các đấu lắp ráp.

Tháo chai khí đẩy.

x x

7 (Chỉ đối với bình chữa cháy bằng nước có phụ

gia hoặc bọt). Đổ chất lỏng vào bình chứa sạch.

Nếu dấu hiệu bị hư hỏng xuất hiện (tham khảo

hướng dẫn của người sản xuất đối với các sản

phẩm). Đổ bỏ chất lỏng này và đổ vào chất

lỏng đặc biệt của người sản xuất. Khi chất tạo

bọt chữa cháy hoặc phụ gia ở trong bình riêng

biệt, kiểm tra sự rò rỉ. Loại bỏ bình bình rỏ rỉ và

thay bằng bình mới và nạp.

x

8 Làm sạch bên trong và bên ngoài bình chữa

cháy và kiểm tra bên trong và bên ngoài thân

bình để phát hiện sự ăn mòn và hư hại. Nếu bình

bị ăn mòn ít hoặc bị hư hại không đáng kể, bình

phải bị loại bỏ hoặc thử thuỷ lực. Nếu bị ăn mòn

nhiều hoặc có một vài hư hại bình phải bị loại

bỏ.

x

9 Kiểm tra bên ngoài chai khí đẩy để phát hiện ăn

mòn và hư hại. Nếu chai khí đẩy bị ăn mòn và

hư hại thì phải thay mới như khuyến nghị của

người sản xuất. Cân chai khí đẩy và kiểm tra

x x

khối lượng so với khối lượng ghi trên chai.

Chai khí đẩy có khối lượng chất chưá ít hơn

khối lượng nhỏ nhất được ghi, hoặc chai được

phát hiện bị rò rỉ thì phải loại bỏ hoặc được

thay bằng chai mới theo khuyến nghị của người

sản xuất.

10 Làm sạch nếu cần và xì hết khí qua lỗ thông hơi

(hoặc các cơ cấu thông hơi khác) ở trong nắp.

x x

11 Kiểm tra lăng phun ống nhánh, lưới lọc và ống

phun trong van xả khí (nếu được lắp) và làm

sạch chúng, nếu cần.

x

12 Làm sạch và kiểm tra lăng phun, vòi phun và

ống phun trong để phát hiện sự tắc nghẽn bằng

cách bơm không khí đi qua chúng, chỉnh sửa

hoặc thay thếu nếu cần.

x

13 Kiểm tra các vòng đệm, màng ngăn và vòi phun

và thay thế nếu bị hư hại hoặc có khuyết tật. Nếu

vòi phun được lắp ở đáy bình và màng ngăn được

sử dụng thì phải thay.

x x

14 Kiểm tra bột trong bình để xác định không có

dấu hiệu của sự vón cục, đóng cục hoặc vật lạ.

Khuấy trộn bột bằng cách lắc và dốc ngược

bình, nhưng phải tránh làm tràn. Nếu có dấu

hiệu vón cục, đóng cục hoặc có vật lạ, nếu

không phun được hoặc có bất kỳ trở ngại nào,

phải thay tất cả bột chữa cháy và nạp lại bình

bằng bột chữa cháy của người sản xuất

x

15 Nạp lại bình chữa cháy tới mức ban đầu, bù lại

lượng nước bị mất hoặc thay bằng nước sạch

nếu cần. Đối với nước có phụ gia hoặc dung

dịch tạo bọt, nạp lại bình theo hướng dẫn của

người sản xuất.

x

16 Lắp lại bình theo hướng dẫn của người sản xuất x x

17 Kiểm tra loa phun, vòi phun chữa cháy và lắp

van, làm sạch và thay thế nếu không ở tình

trạng tốt.

x

18 Thực hiện phép thử dẫn điện bộ vòi chữa cháy x

Chú thích: Ở một nước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải xem xét một

cách thích đáng quy trình kiểm tra chất lượng và sự tin cậy của người sản xuất với

bình chữa cháy có chai khí đẩy hoá học bên trong được hàn kín, việc kiểm tra bên

trong lần đầu chỉ có thể lùi lại so với thời hạn của người sản xuất trừ khi được yêu

cầu bởi 3.2.5

3.2.5 Ngoài việc quy định bảo dưỡng hàng năm theo 3.1 đến 3.2.4 tiến

hành định kỳ không quá 5 năm việc bảo dưỡng được quy định trong bảng 2.

Chú thích 1: Các bình chữa cháy không được nạp lại, trừ bình halon, phải được

tháo bỏ và không quá 5 năm tính từ ngày sản xuất.

Chú thích 2: Các bình chữa cháy không được nạp lại loại halon, phải ngừng sử

dụng và chuyển đến cơ sở để lấy lại halon không quá 5 năm tính từ ngày sản xuất.

3.2.6 Bình chữa cháy halon không được thải bỏ ra khí quyển, nhưng phải lấy ra định kỳ không quá 5 năm bằng phương pháp cho phép lấy lại halon. Các bình rỗng, phải được bảo dưỡng bổ sung theo quy định trong bảng 2.

Bảng 2

Loại bình

STT Quy trình bảo dưỡng

1 (5năm) 2 (5năm) 3 (5năm)

1 Phun xả bình chữa cháy hết hoàn toàn. Sau khi

phun, áp kế (nếu được trang bị) phải chỉ áp suất

không và thiết bị chỉ thị (nếu được trang bị)

phải chỉ vị trí đã phun

x x x

2 Mở bình chữa cháy, làm sạch bên trong và

kiểm tra bên trong thân bình để phát hiện sự

ăn mòn và hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít hoặc

hại không đáng kể, bình phải bị loại bỏ

hoặc phải thử thuỷ lực lại. Nếu bình bị ăn mòn

nhiều hoặc có một vài hư hỏng thì bình phải bị

loại bỏ.

x x x

3 Kiểm tra theo cách thích hợp lăng phun, lưới

lọc và vòi phun, lỗ thông (hoặc các cơ cấu

thông hơi khác) ở trong nắp hoặc bộ van và

ống xả trong. Làm sạch, nếu cần.

x x x

4 Kiểm tra tất cả vòng đệm bịt kín và vòi phun (nếu

được lắp) và thay nếu bị hư hỏng.

x x x

5 Kiểm tra có cấu vận hành về việc chuyển

động và làm sạch, sửa chữa hoặc thay thế nếu

cần thiết.

x x x

6 Lắp ráp lại và nạp lại bình chữa cháy. Xem

4

x x x