Công tác bảo hộ lao động gồm những nội dung gì
Công tác bảo hộ lao động gần đây mới được các cơ quan và doanh nghiệp chú trọng. Vậy trong công tác bảo hộ lao động thì cần phải nắm được những ý gì. Cùng theo dõi nội dung trong công tác bảo hộ lao động sau đây nhé.
Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Kỹ thuật an toàn;
Vệ sinh an toàn;
Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động.
1- Kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn trong lao động và các thao tác làm việc an toàn thích ứng.
Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn, các văn bản khác về lĩnh vực an toàn.
Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau:
Xác định vùng nguy hiểm;
Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn;
Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân như giày bảo hộ, quần áo bảo hộ.
2- Vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động.
Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:
Xác định khoảng cách về vệ sinh
Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe
- Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.
Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường...
Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
>> bình chữa cháy, bình cứu hỏa
3- Chính sách, chế độ bảo hộ lao động
Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: Các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện, chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao đông...
Những nội dung của công tác bảo hộ lao động nêu trên là rất lớn, bao gồm nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, hiểu được nội dung của công tác bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất.