Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Những "tử thần" chậm chạp rình rập trên công trình xây dựng.

Trong vòng ba tháng trở lại đây, rất nhiều các vụ tai nạn vì giàn giáo, cần cẩu xảy ra ở những công trình xây dựng trọng điểm khiến hàng chục người chết và bị thương. Tuy nhiên, việc quản lý các "tử thần" nhà cao tầng này vẫn chưa được xem trọng.

Những năm gần đây, số vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng tăng nhanh. Nguyên nhân là do người lao động chưa được đào tạo bài bản nên ý thức bảo hộ lao động kém. Một nguyên nhân khác nữa là các nhà thầu chưa quan tâm tới công tác an toàn vệ sinh lao động.

Hiện trường 1 công trình xẩy ra tai nạn. Những công trình như thế này cần phải có những băng cảnh báo để báo hiệu.

Chính sự chủ quan, bỏ qua các quy định về bảo đảm an toàn trong khi làm việc là nguyên nhân dẫn tới những vụ tai nạn lao động chết người thương tâm trong thời gian vừa qua.

Điển hình như vụ sập giàn giáo tại công trình Tòa nhà Văn phòng Nam Sài Gòn 17 tầng trên đường Nguyễn Văn Linh (phường Tân Phong, quận 7, TPHCM) vào sáng 10/7 khiến 3 người chết, 5 người bị thương.

Hay như mới đây nhất là vụ tai nạn lao động tại công trình xây dựng nhà ở xã hội HQC Plaza trên đường Nguyễn Văn Linh (xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TPHCM) vào chiều 28/7 khiến 1 người chết, 1 người bị thương.

Người thọ xây dựng đang đứng trên giàn giáo treo leo mà không hề có mũ bảo hộ hay dây an toàn lao động.

Đó chỉ là 2 vụ tai nạn lao động trong tháng 7 vừa qua mà chúng tôi đề cập, ngoài ra còn nhiều vụ tai nạn lao động khác liên tiếp xảy ra khiến nhiều người bị thương.

Mặc dù các vụ tai nạn lao động liên tục xảy ra trong thời gian gần đây nhưng theo ghi nhận của PV Dân trí, tình trạng mất an toàn lao động vẫn thường trực trên các công trình xây dựng ở TPHCM.

Ghi nhận tại công trình xây dựng nhà ở trên đường Chánh Hưng (quận 8), mặc dù công trình đã xây lên độ cao hơn 20m so với mặt đất, nhưng nhà thầu thi công không lắp đặt lưới chắn an toàn để phòng ngừa té cao và tránh vật rơi.

Tại vị trí thi công trên tầng cao nhất, công nhân chủ yếu vẫn đội mũ mềm, ít sử dụng mũ bảo hộ; nhiều công nhân làm việc trên độ cao hàng chục mét mà không có đai bảo vệ...

Đáng nói là một công nhân còn đu bám ở các cạnh giào giáo sát đường dây điện trung thế rất nguy hiểm.

Tương tự, tại công trình xây dựng nhà cao tầng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (phường Đa Kao, quận 1), một công nhân liên tục di chuyển ra vào trên thanh sắt kết nối với cần cẩu. Nam công nhân này chỉ đội duy nhất một chiếc mũ bảo hiểm, ngoài ra không mặc bất cứ trang bị bảo hộ lao động nào cả, nếu không may có gió mạnh thì chắc chắn hậu quả sẽ khó lường.