Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Phòng tránh tai nạn chết người mùa mưa bão tại Sóc Sơn.

Mùa mưa bão đến gần, những nỗi lo về tai nạn điện cũng kèm theo. Mặc dù năm 2014, các đơn vị trong ngành điện đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết, xử lý các vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Tuy nhiên, số vụ vi phạm vẫn còn rất lớn, gây ra những hậu quả đau lòng. Trên các tuyến phố, trong các khu dân cư, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hộ dân xây nhà sát hành lang lưới điện. Thậm chí, có những căn nhà “thò tay ra là chạm dây điện”, nguy cơ cháy nổ, chập điện, bị phóng điện… có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

“Điếc không sợ súng”
Theo thống kê chưa đầy đủ của TCty Điện lực Hà Nội, toàn địa bàn TP có khoảng 149 vụ sự cố do vi phạm hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) cao áp. Lỗi chủ yếu do các yếu tố khách quan như: Diều, bóng bay, cây gãy, đổ vào đường dây, cũng như những bất cẩn hoặc sai phạm khi tiếp xúc với điện. Mới đây, khoảng 16h30 ngày 6.5, hai nam công nhân sửa chữa cánh cửa trên tầng 3 của trụ sở Công an phường Cầu Dền (Q.Hai Bà Trưng) khi di chuyển khung cửa nhôm, do thiếu quan sát đã chạm vào dây điện làm một người đã tử vong tại chỗ, một người bị thương nặng. Nguyên nhân, trụ sở công an có trạm biến áp quá gần với lan can tầng 3. Đó chỉ là vụ điển hình, còn nhiều vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện thương tâm khác vẫn diễn ra trên địa bàn Hà Nội. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp, nhưng trên địa bàn Hà Nội vẫn còn hơn 1.000 điểm vi phạm HLATLĐ. Vấn đề này đang là thực trạng nhức nhối đe dọa an toàn tính mạng của người dân trong mùa mưa bão. Các đơn vị chức năng của Hà Nội đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, việc ngăn chặn, giảm thiểu vi phạm HLATLĐ chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Một số nhà dân nằm trong khu vực vi phạm an toàn hành lang đường điện cao áp, dễ bị phóng điện gây cháy nổ, hư hỏng tài sản, thậm chí chết người khi thời tiết xấu, mưa bão, sấm sét… Nhiều trạm biến áp, tủ điện đặt ở vị trí thấp, gần mặt đất, khi mưa to, ngập nước, điện rò rỉ gây nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người... Nguy hiểm luôn rình rập Liên quan đến công tác đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão năm 2015, các phương án phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm hệ thống điện an toàn đã được Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội và TCty Điện lực Hà Nội thực hiện duy tu bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ hệ thống điện trên địa bàn. Tuy nhiên, theo EVN HANOI, mới chỉ giảm được 126 hộ vi phạm. Có thể bị xử lý hình sự Trước tình trạng vi phạm HLATLĐ, gây nên những tai nạn chết người, thiệt hại về tài sản, UBND TP vừa ban hành Quyết định số 76/2014/QĐ-UBND, quy định “Xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố Hà Nội”, trong đó chỉ rõ: Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện phải bảo đảm không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm điện; không xâm phạm đường ra-vào trạm điện, đường cấp thoát nước của trạm điện, hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm và đường dây dẫn điện trên không; không làm cản trở hệ thống thông gió của trạm điện; không để cho nước thải xâm nhập làm hư hỏng công trình điện... Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp có thành tích xuất sắc thì được xét khen thưởng theo quy định. Ngược lại, nếu thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây thiệt hại cho người dân, cho đơn vị, gây mất an toàn lưới điện sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch hoặc buộc thôi việc và phải bồi thường thiệt hại theo quy định. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. “Nút thắt” là ý thức người dân Sáng 11.8, sau khi được tuyên truyền, giải thích, hộ kinh doanh của bà Nguyễn Thị Bích Thủy (số 2 ngõ 156 phố Phú Yên, Bồ Đề, Long Biên) đã chủ động tháo dỡ công trình vi phạm HLATLĐ. Cơ sở của bà Thủy chuyên sản xuất thiết bị lọc nước, mannequin và một số thiết bị khác. Vì không hiểu rõ quy định, nên mái tôn của tòa nhà đã xây gần như chỉ cách đường dây điện trong gang tấc, nguy hiểm có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Khi tham gia công tác đảm bảo an toàn lưới điện cần phải có dây an toàn bảo hộ, quần áomũ bảo hộ lao động. Tương tự, tại thôn Sông Công - Xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn), cũng trong sáng 11.8, nhiều hộ gia đình khác như: Hộ ông Đặng Văn Phú, bà Phạm Thị Nga, ông Nguyễn Văn Đồng… đã tình nguyện chặt gần 500 cây keo đang trong mùa thu hoạch để trả lại HLATLĐ. Trao đổi với PV, ông Trần Thanh Vân - Phó Chủ tịch UBND xã Trung Giã - cho biết: “Nút thắt chính là ý thức của người dân. Chính quyền có trách nhiệm phải tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu và hỗ trợ. Mặc dù những cây keo trưởng thành cho thu hoạch, nhưng khi được giải thích, vận động, các hộ dân đã đồng tình chặt hạ”. Các điểm nguy hiểm cần phải có băng cảnh báo báo hiệu cho người dân được biết. Ông Nguyễn Thành Trường - Phó Giám đốc Điện lực Sóc Sơn - cho biết: “Sóc Sơn có đặc thù là ½ huyện có địa bàn bán sơn địa, nhân dân trồng nhiều cây keo, đặc biệt là tại các thôn Trung Giã, Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh Phú, Minh Trí… Những cây xanh khi lớn lên đã đe dọa HLATLĐ. Mùa mưa bão đang đến gần, nếu cây đổ, gãy vào lưới điện, sẽ xảy ra sự cố chập điện, mất điện hàng loạt, thậm chí chết người. Vì vậy, hơn ai hết, công tác tuyên truyền, giải thích để nhân dân bảo vệ HLATLĐ là rất quan trọng”. Bà Phạm Thị Nga - người có hàng loạt cây keo phải đốn hạ - cho biết: “Mặc dù keo chặt sớm bán không được giá, nhưng chúng tôi sẵn sàng chặt hạ để bảo vệ an toàn hành lang lưới điện, thực hiện đúng quy định của TP”.