Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Tìm hiểu nguyên nhân chính gây mất an toàn lao động

Ý thức kém là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn lao động, bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác đó là không trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết như giày bảo hộ, quần áo bảo hộ,….Bên cạnh đó, cũng một phần là do các nhà thầu chưa quan tâm tới công tác an toàn vệ sinh lao động.

Đa phần là do chủ quan dẫn đến tai nạn

Chúng ta thường thấy trên các công trường xây dựng, các công nhân hay đội loại mũ mềm, dù là cho ở trên cao hay ở dưới mặt đất. Dù được cấp mũ bảo hộ lao động thì cũng chỉ có ít người sử dụng.

Theo anh Phong – công nhân phụ hồ cho biết, với những công trình từ 2,3 tầng thì người thợ xây ít đội mũ bảo hiểm khi làm việc, bởi khi làm việc riêng cũng bất tiện. Đối với giày bảo hộ thì họ lại càng ít sử dụng hơn vì…không quen. Trong khi đó, nhiều môi trường làm việc lại thiếu an toàn, như không có hệ thống che chắn dân sự, sàn thao tác, lan can bảo vệ, thiếu hệ thống đèn tín hiệu, biển báo nguy hiểm,…Chính do sự chủ quan này là nguyen nhân dẫn tới các vụ tai nạn lao động hay xảy ra.

Theo thông tin nhận được, do chủ trương giảm đầu tư công, giãn hoãn một số công trình xây dựng nên trong 2 năm 2013 và tháng 09/2014, toàn ngành xây dựng thành phố không xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào.

Theo số liệu thống kê từ Bộ LĐTBXH cho biết, trong số hơn 3.400 vụ TNLĐ đã xảy ra trên cả nước trong 6 tháng năm 2014 thì có tới 30% số vụ gây chết người trong số đó là ở lĩnh vực xây dựng. Mà đa số nguyên nhân là do chủ lao động không chịu huấn luyện an toàn lao động cho người lao động, không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, thiết bị không đảm bảo ATLĐ.

Thực tế cho thấy, có hơn 80% số công nhân trong ngành xây dựng là lao động ngắn hạn, tự do, không được đào tạo nghề bài bản, lại làm việc không theo đúng quy trình mà chỉ dựa trên kinh nghiệm, không sử dụng đủ các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết dẫn tới dễ dàng xảy ra hoặc gặp tai nạn trong quá trình lao động.

Phó Ban Chính sách và Pháp luật (Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng) Vũ Ngọc Thức cho biết, với các công trình xây dựng lớn, chủ đầu tư dự án thường thuê các nhà thầu đảm trách từng phần việc. Các nhà thầu lại thuê các nhóm thợ thi công. Vấn đề bảo đảm an toàn lao động được đẩy hết cho các cai thầu; đơn vị thuê lao động gần như không có trách nhiệm gì đối việc này. Vì thế, khi xảy ra TNLĐ, đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là người lao động. Về phía các nhà thầu xây dựng, do áp lực về tiến độ công trình cộng với khó khăn về tài chính nên việc đầu tư thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn lao động phần nhiều chưa được họ quan tâm đúng mức.

Để hạn chế tình trạng mất an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng, thời gian qua, các cấp công đoàn quan tâm duy trì, phát triển mạng lưới an toàn vệ sinh viên trong các doanh nghiệp thuộc ngành, đồng thời tổ chức tuyên truyền phổ biến về an toàn vệ sinh lao động tới công nhân, trong đó có công nhân ngành Xây dựng. Tuy nhiên, ngoài giải pháp mang tính lâu dài, bền vững là tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả chủ sử dụng lao động và người lao động, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị, công trường xây dựng. Với những đơn vị vi phạm, cần có biện pháp xử phạt nghiêm như đình chỉ thi công, phạt hành chính đối với nhà thầu, tạo tác dụng răn đe, ngăn ngừa vi phạm, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng được làm việc trong môi trường an toàn của người lao động.

Xem thêm các sản phẩm bình chữa cháy, bình cứu hỏa chất lượng nhất tại Thiên bằng chúng tôi.