Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Quá trình kiểm tra bình cứu hỏa ra sao

Bình cứu hỏa phải được thường xuyên bảo dưỡng để đảm bảo rằng chúng luôn làm việc tốt lúc cần thiết. Đó là trách nhiệm của mỗi chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý tòa nhà để đảm bảo rằng các bình cứu hỏa sử dụng tốt lúc cần(ngoại trừ bình cứu hỏa P50).

Kiểm tra định kỳ bình cứu hỏa: trong bình có chứa các tác nhân chữa cháy (nước, bột chữa cháy, bọt chữa cháy, CO2,..) và khí được nén với áp suất cao(không khí khô, khí không dẫn cháy) trong bình.

Những sản phẩm bình chữa cháy chất lượng không thể bỏ qua.

  • Trước khi bạn di chuyển bình cứu hỏa, hãy kiểm tra xem chốt an toàn trên van bình có còn nguyên vẹn không (đối với các bình chưa qua sử dụng) và thông thường, đối với bình mới còn nguyên vẹn thì trên miệng bình đều có chốt an toàn trước khi sử dụng.

  • Kiểm tra lại nhãn mác trên bình cứu hỏa.

  • Quan sát bằng mắt thường toàn thân bình cứu hỏa xem bề ngoài có bị ăn mòn hay thiệt hại gì ảnh hưởng tới hoạt động của bình không, đặc biệt là kiểm tra phần van bình. Thay thế ngay khi phát hiện có vấn đề.

  • Đảm bảo rằng nhãn mác trên bình cứu hỏa vẫn trong tình trạng tốt, dễ đọc và tốt nhất là in bằng tiếng Anh

  • Cân các bình cứu hỏa để đảm bảo rằng nó đáp ứng đúng trọng lượng ghi trên bình. Nếu thấy trọng lượng nhẹ hơn quá 10% thì nên đi nạp lại bình ngay.

  • Xác định lại chỉ số đo áp suất trong bình sao cho luôn ở vùng màu xanh lá cây của đồng hồ. Bạn có thể xác định kỹ hơn bằng cách thực hiện một bài kiểm tra với một máy đo bơm thử (cách này không áp dụng được với bình cứu hỏa CO2)

  • Tháo ống xả từ miệng bình, kiểm tra ống xem có hỏng hóc gì không và nên đảm bảo rằng các ống không bị tắc nghẽn. Nếu có vấn đề nên thay thế ngay

  • Kiểm tra chốt an toàn xem có còn tốt không, nếu có vấn đề nên thay thế và lại nắp lại như cũ.

  • Thay thế bất cứ bộ phận nào khi phát hiện có vấn đề.

  • Lau sạch bên ngoài bình cứu hỏa bằng vải mềm

  • Ghi lại các kết quả trong quá trình kiểm tra như: ngày, trọng lượng, người thực hiện,….

  • Nếu được, hãy kiểm tra vị trí đặt bình cứu hỏa và đảm bảo nó an toàn trước khi lắp bình trở lại chỗ đó.

  • Nếu phát hiện ra bất cứ điều gì nghi ngờ thì nên kiểm tra bình cứu hỏa để đảm bảo nó luôn trong tình trạng tốt.