Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Những người lao động Việt ở Angola, Châu Phi

p1

Công nhân xây dựng Việt Nam tại đây không được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, dây an toàn, mũ bảo hộ lao động, cũng như giày bảo hộ lao động mũi sắt.

Lao động xuất khẩu Việt không chỉ có mặt tại những nước phát triển như Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…mà họ được đưa đến các nước đang phát triển và chậm phát triển khác trên thế giới. Một trong những nơi mà một số thanh niên Việt đang lao động với ước muốn có cuộc sống khá hơn tại quê nhà là đất nước Angola, Châu Phi.

Câu chuyện được chính những người trong cuộc kể lại với phóng viên Hoàng Dung.

Chi phí cho chuyến đi

Những lao động Việt Nam qua làm công nhân tại Angola mà chúng tôi tiếp xúc đều cho biết họ đi lao động chui qua dịch vụ cò mồi nên chi phí cho chuyến đi cũng rất đắt.

Anh Trịnh Văn Thông một lao động sang làm việc tại Angola được 3 năm, nhưng hiện tại anh đã về nước, chia sẻ:

“Lúc em đi thì chi phí hết $7.500, thì cũng như bao gia đình khác làm ruộng ở nông thôn, nên số tiền đó đối với gia đình em là quá lớn, tuy nhiên vì cũng muốn được ra đi và mong muốn nâng cao kinh tế cho gia đình nên gia đình quyết định vay ngân hàng. Tuy nhiên khi sang Angola làm việc thì hơn 2 năm em mới trả đủ nợ cả vốn lẫn lãi cho ngân hàng.”

Còn anh Hoàng Hiệp một người lao động đang làm việc ở Angola cho biết. “Có một số người đi hết $6.000 theo dịch vụ sang bên có người đón, còn mình chỗ quen làm thắng là hết $4.000. Những người đi theo dịch vụ môi giới thì sang bên đó họ gửi đi khắp nơi đi lung tung”

Những khó khăn.

Angola cách Việt Nam 6 tiếng đồng hồ và con đường di chuyển từ Việt Nam sang phải mất hơn 24 giờ. Dân số Angola khoảng từ 18 – 20 triệu dân bao gồm nhiều sắc tộc. Gần 70% dân số theo đạo Công Giáo. Hiện tại ở Angola còn có những người nước ngoài khác như Trung Quốc, Congo,

Ở một đất nước xa xôi khác biệt về văn hóa, khí hậu, ngôn ngữ lại đi làm công nhân chui không có sự bảo lãnh của công ty nên các công nhân Việt Nam không thể tránh được những khó khăn trong cuộc sống và công việc. Khi nói về những khó khăn anh Trịnh Văn Thông chia sẻ.

p2

Những khó khăn khi lao động ở Angola là: Thứ nhất là bệnh sốt rét, hầu như tất cả lao động Việt Nam cũng không tránh được bệnh rốt sét, người nhiều thì 1 tháng bị 2 đến 3 lần, mà mỗi lần bị bệnh rốt sét thì thuốc rất đắt 1 ngày nằm bệnh viện tính ra hơn 1tr VNĐ mà phải nằm tới 5 ngày, vào đầu năm 2013 bình quân 2 ngày thì có một lao động Việt Nam chết vì bệnh rốt sét. Bản thân em cũng đã từng bị rốt sét 3 lần, nên khi trả được hết nợ thì em quyết định về luôn, nếu không mà đen đủi chết bên đó lại thêm gánh nặng cho gia đình. Thứ hai là công an, đa số công nhân Việt Nam có hợp đồng lao động 1 năm, nhưng không có công ty bảo lãnh (nói chung là đi chui) nên rất hay bị công an gây khó dễ, cứ đi ra đường gặp công an là phải chạy còn nếu bị bắt thì người nào có tiền chuộc thì ở lại làm việc tiếp còn không bị bắt ra tòa và bị trục xuất về nước mà mỗi lần ra tòa thì mất $1.200.

Thứ ba tệ nạn cướp bóc, làm kiếm ra được đồng tiền nhưng phải chôn dưới đất, còn không thì những người bản địa họ vào tận nơi mình ở để cướp có cái gì giá trị thì họ lấy hết, những người đi cướp này đều có súng, và có một số lao động Việt Nam bị cướp bắn chết. Thứ tư là về công việc, khi em ra đi thì được người môi giới hứa hẹn là sang đó tìm cho công việc đầy đủ với mức lương là $1000-$1.200 với những lời hứa ngọt ngào, tuy nhiên khi sang bên đó thì tháng đầu (nếu có tay nghề) thì được trả $600 – $800 những tháng tiếp đó họ cứ hứa hẹn tháng này tháng nọ, nhưng cuối cùng họ không trả.”

Anh Hoàng Hiệp cũng cho biết.

“Công nhân khi mới sang thì người ta đón họ, rồi họ gửi đi đến các chủ công trình, có khi gửi vào chủ thầu Trung Quốc, rồi gửi đi bất kể một chủ thầu nào đó cần người, chứ công nhân không biết công việc của mình, thứ hai nữa, khi chân ráo chân ướt mới đến là hay bị lùa chạy lương. Giá tiền giờ rất cao trước đây là 100.000 bên đó gửi về được $900 còn giờ chỉ còn $500 mất nữa giá rồi”.

Không chỉ những công nhân lao động tại Angola mới lo sợ khi mình bị bệnh rốt sét mà cả những người thân ở nhà nữa, họ cũng nơp nớp lo sợ.

Chị Nguyễn Thị Lan quê ở Nghệ An có chồng đi lao động ở Angola chia sẻ

“Với người khác có chồng đi nước ngoài thì vợ con sung sướng, còn với tôi gần 2 năm chồng tôi đi làm việc tại Angola là chừng đó thời gian tôi sống trong thương nhớ và nơm nớp lo sợ vì mỗi lần chồng tôi gọi điện về thì anh đều nói là hầu như tuần nào củng có người dân lao động của nước Việt Nam mình chết bên đó. Khi thì chết vì bị bọn cướp bắn, lúc thì do người việt mình không quen khí hậu cộng với đề kháng kém nên mắc bệnh sốt rét mà bệnh viện ở xa nên đi viện không kịp mà chết. Mà mỗi lần có người chết thì để lại cho nạn nhân và gia đình một gánh nặng và một nổi đau quá lớn bởi vì xác phải để bên kia hàng tháng trời mới quyên góp đủ tiền để đưa xác về”.

Còn người nhà anh Trịnh Văn Thông cho biết.

“Khi nghe em trai tôi bị sốt rét đến lần thứ 3 thì gia đình tôi bắt em phải về ngay”.

Ý kiến của cơ quan chức năng.

Với những khó khăn mà công nhân Việt Nam đang gặp phải ở Angola như nạn cướp bóc, tình trạng sốt rét đến tử vong…thì đại sứ quán Việt Nam tại đó không có sự hỗ trợ nào cả.

Anh Trịnh Văn Thông cho biết.

“Đại sứ quán Việt Nam chỉ giúp đỡ bên giấy thông hành cho những ai mất hộ chiếu để họ được về nước, còn họ không có sự giúp đỡ gì khác cho công nhân Việt Nam tại đó nhất là những trường hợp lao động Việt Nam chết bên cũng không thấy sự can thiệp của đại sứ quán và cũng không có sự giúp đỡ nào cả.”

Anh Hoàng Hiệp cho biết thêm.

“Đại sứ quán Việt Nam hầu như không có sự giúp đỡ, họ chỉ đứng ra thông báo để xin tiền cho những ai xui xẻo để đưa xác về nước, còn chưa có một can thiệp gì với an ninh bên đó vì đa số công nhân sang làm chui bên đó nên không được công ty bảo lãnh”.

Trước trình bày của các công nhân Việt Nam ở Angola về chuyện đại sứ quán Việt Nam tại đó không có sự giúp đỡ nào thì chúng tôi có liên lạc với ông Đỗ Bá Khoa ở cơ quan đại diện ngoại giao này của Việt Nam tại Angola nhưng khi nghe nói là phóng viên của đài RFA thì ông tắt máy.

Để tìm hiểu thêm từ phía cơ quan chủ quản trong nước đối với lao động xuất khẩu là Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Việt Nam, nhưng Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Việt Nam lại giới thiệu qua cục quản lý lao động nước ngoài thì Cục quản lý lao động nước ngoài ở khu vực Châu Phi cũng từ chối trả lời.

Hiện nay đang có một số lượng lớn công nhân Việt Nam đang làm việc tại Angola, bên cạnh đó thị trường xuất khẩu lao động từ Việt Nam sang Angola chưa được Nhà nước cấp phép, do vậy các cò lao động thường tìm về các vùng quê thuyết phục, hứa hẹn rồi lừa đưa người dân nghèo đi theo kiểu xuất khẩu lao động chui. Khi không may gặp nạn thì gia đình phải tự chịu hậu quả.

Từ năm 2013 đến đầu năm 2015, đã có ít nhất 33 người quê ở tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình đi xuất khẩu lao động chui sang làm việc ở Angola bị tử vong, chủ yếu là do bị sốt rét ác tính, tai nạn lao động, cướp sát hại.