Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Tỉnh Hòa Bình với vấn đề an toàn vệ sinh, bảo vệ người lao động

Theo ông Đỗ Thành Long, Phó Chánh thanh tra Sở LĐTBXH: Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở đã phối hợp kiểm tra 15 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ trong tuần lễ quốc gia về ATLĐ-PCCN như: khai thác khoáng sản, điện, cơ khí và kiểm tra pháp luật lao động tại 14 doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp được kiểm tra có quy mô từ 5 - 431 lao động. Cán bộ quản lý về ATVSLĐ đều kiêm nhiệm và phần lớn chưa được đào tạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, việc nắm bắt các quy định của phát luật lao động còn nhiều hạn chế, không tham mưu kịp thời cho lãnh đạo thực hiện theo đúng các quy định...

1. Hòa Bình: Nhiều doanh nghiệp sai phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở lao động Thương binh và xã hội tỉnh Hòa Bình đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại một số doanh nghiệp có nhiều nguy cơ tai nạn lao động. Kết quả cho thấy vẫn còn nhiều doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực này.

Theo ông Đỗ Thành Long, Phó Chánh thanh tra Sở LĐTBXH: Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở đã phối hợp kiểm tra 15 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ trong tuần lễ quốc gia về ATLĐ-PCCN như: khai thác khoáng sản, điện, cơ khí và kiểm tra pháp luật lao động tại 14 doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp được kiểm tra có quy mô từ 5 - 431 lao động. Cán bộ quản lý về ATVSLĐ đều kiêm nhiệm và phần lớn chưa được đào tạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, việc nắm bắt các quy định của phát luật lao động còn nhiều hạn chế, không tham mưu kịp thời cho lãnh đạo thực hiện theo đúng các quy định. Kết quả là các doanh nghiệp được kiểm tra đều vi phạm quy định của pháp luật lao động. Qua kiểm tra 14 doanh nghiệp với 1.866 lao động, đoàn đã kiến nghị 86 thiếu sót, phát hiện 75 hành vi vi phạm. Trong đó, 8 doanh nghiệp chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho người lao động; 10 doanh nghiệp chưa tổ chức huấn luyện công tác ATVSLĐ định kỳ hàng năm; tất cả doanh nghiệp trang bị chưa đầy đủ, đúng chủng loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Đáng chú ý là phần lớn các phương tiện bảo vệ cá nhân không có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng không đảm bảo. Doanh nghiệp chưa trang bị được quần áo bảo hộ trong ngành cho công nhân. 12 doanh nghiệp không đo kiểm tra môi trường lao động. 8 doanh nghiệp đang sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ nhưng vẫn còn không ít thiết bị chưa được kiểm định. Ngoài ra các phương tiện khác cũng không được kể đến như giày bảo hộ cao cấp hay dây an toàn toàn thân.

 

1

Nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật. ít nhận được sự đôn đốc, hướng dẫn từ cơ quan lao động địa phương. Lãnh đạo các doanh nghiệp phần lớn chỉ tập trung vào hoạt động SX-KD, chưa quan tâm tới việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Trình độ hiểu biết của người lao động chưa cao, không nắm được các quy định để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Trong nhiều trường hợp, người lao động còn chấp nhận làm việc khi điều kiện lao động không đảm bảo. Việc thanh, kiểm tra còn hạn chế, chưa có chế tài đủ mạnh để buộc doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định. Sự phối hợp giữa cơ quan lao động và các cơ quan khác chưa nhịp nhàng, chồng chéo, thiếu đồng bộ. Đây cũng là sơ hở để các doanh nghiệp lách luật. Ngoài ra, một số chính sách về lao động còn bất cập, chưa phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực, ngành nghề SX-KD.

Để khắc phục tình trạng này, theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐTBXH), đối với cơ quan QLNN cần tăng cường tuyên truyền đến người lao động, chủ sử dụng lao động các quy định của pháp luật lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp. Đối với chủ sử dụng lao động thực hiện nghiêm chính sách lao động, đặc biệt trong những lĩnh vực độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc. Đối với người lao động cần thực hiện nghiêm các nội quy, quy trình làm việc an toàn. Nắm bắt các quy định của pháp luật lao động để tự bảo vệ mình. Các ngành liên quan tăng cường phối hợp chặt chẽ trong đôn đốc, thanh, kiểm tra.

Cũng theo báo cáo của Sở LĐTBXH, trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ tai nạn lao động làm 5 người chết và 5 người bị thương. Điển hình như vụ 1 công nhân của Công ty TNHH Việt Tùng trong khi trèo lên cột điện cao áp bị điện giật rơi từ trên cao xuống đất và tử vong; vụ cháy nổ tại Nhà máy ván sợi ép Vinafor Tân An (Yên Thuỷ) làm 2 người tử vong, trong đó có 1 kỹ sư quốc tịch Trung Quốc.

2. Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ, trẻ em - thay lời yêu thương

Dự án sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ, trẻ em do tổ chức Jica (Nhật Bản) tài trợ được triển khai thí điểm từ năm 2010 tại 4 tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Thanh Hóa, An Giang.

Tại tỉnh ta, dự án được triển khai thí điểm đầu tiên tại 3 huyện: Cao Phong, Lương Sơn, Tân Lạc. Năm 2012, triển khai tại các huyện Lạc Thủy, Lạc Sơn, Kỳ Sơn và TPHB. Năm 2013 tiếp tục triển khai tại 4 huyện còn lại. Tại Nhật Bản, cuốn sổ này đã được triển khai thực hiện từ năm 1942 và duy trì đến nay. Cuốn sổ được đánh giá là hữu ích và thay lời yêu thương đối với trẻ. 

Đồng chí Trần Thị Ấn, Giám đốc Trung tâm CSSKSS tỉnh cho biết: Cuốn sổ giúp cho các bà mẹ mang thai và gia đình biết cách theo dõi, chăm sóc sức khỏe phụ nữ trong thời kỳ mang thai, khi sinh đẻ. Theo dõi sự phát triển và chăm sóc sức khỏe của trẻ từ khi sinh ra đến lúc 6 tuổi. Cuốn sổ gồm 4 phần chính: thông tin cơ bản; chăm sóc thai nghén; chăm sóc trong đẻ, sau đẻ, sơ sinh; chăm sóc sức khỏe trẻ em. Trong cuốn sổ có các phần dành cho gia đình tự ghi và cán bộ y tế ghi. Khi thông tin ghi vào ô màu trắng là sức khỏe của bà mẹ hoặc của trẻ bình thường. Ghi vào ô màu vàng là bà mẹ hoặc trẻ có vấn đề về sức khỏe. Trong trường hợp này cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám trong thời gian sớm nhất. Cán bộ y tế sẽ tham khảo kết quả khám, điều trị lần trước khi cung cấp dịch vụ. Nhìn vào cuốn sổ, cán bộ y tế và bà mẹ biết tình trạng sức khỏe của trẻ để điều chỉnh sao cho tốt nhất. Đây thực sự là món quà ý nghĩa của cha mẹ trao cho con.  

Chị Nguyễn Thị Huyền có thai 5 tháng ở phường Đồng Tiến (TPHB) cho biết: Có thai lần đầu, ít kinh nghiệm nên cuốn sổ đã giúp ích nhiều cho chị. Trong sổ có những thông tin cần thiết cho chị và con sau khi sinh đến 6 tuổi. Cuốn sổ sẽ như một cuốn nhật ký đầu đời cho con.

Hiện nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm. Trong 6 tháng  phụ nữ được khám thai đủ 3 lần, đúng lịch đạt 84,2%; tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế đạt 99,8%; bà mẹ được thăm khám tại nhà tuần đầu sau đẻ đạt 99,8%. Tuy nhiên, tỷ suất tử vong mẹ còn cao 41,6/100.000 trẻ đẻ sống. Tỷ suất chết sơ sinh 5,8/1.000 trẻ sơ sinh sống; tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi 13,4/1.000 trẻ sơ sinh sống. Tỷ suất chết trẻ em ở mức thấp so với toàn quốc nhưng không bền vững. Thực hiện hiệu quả việc sử dụng sổ sẽ góp phần chăm sóc bà mẹ, trẻ em tốt hơn. Với mục đích đó, Sở Y tế đã tích cực phối hợp triển khai thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao tỷ lệ và hiệu quả sử dụng sổ. Trong 6 tháng đã tổ chức 5 cuộc hội thảo tại tỉnh và 4 huyện, 2 lớp tập huấn theo dõi, giám sát, đánh giá, sử dụng sổ và đào tạo giảng viên tuyến tỉnh; 42 lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng sổ tại 4 huyện mới triển khai. Tiếp tục cấp phát sổ cho phụ nữ có thai mới và cấp 7.483 sổ cho trẻ em dưới 1 tuổi. Treo băng rôn tại các tuyến đường chính vận động sử dụng sổ. Đồng thời, tổ chức giám sát đánh giá cuối kỳ và giám sát triển khai tại trạm y tế xã, 7 huyện triển khai từ năm 2011-2012; giao ban đối thoại sau giám sát. 

Song qua giám sát cho thấy, việc ghi chép vào sổ còn chưa đầy đủ. Công tác tư vấn, ghi chép hướng dẫn sử dụng sổ chưa chi tiết. Chưa có hệ thống theo dõi, quản lý đối tượng đến khám tại bệnh viện có sổ. Trình độ dân trí không đồng đều, nhiều bà mẹ không biết chữ nên không biết tự ghi chép. Ngoài ra còn những khó khăn như: bà mẹ quên mang sổ đi khám; khi mang sổ đến bệnh viện khám chưa được ghi chép, theo dõi; thiếu phương tiện truyền thông; một số y tế thôn, bản chưa nhiệt tình hướng dẫn sử dụng sổ; chưa theo dõi thường xuyên người tái khám, tái khám không mang sổ. Trước những khó khăn đó, trong những tháng cuối năm, dự án tập trung tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông, giám sát, giao ban đối thoại sau giám sát.

Xem thêm sản phẩm: mũ bảo hộ lao động cho công nhân công trường.