Thế giới: Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 4 người trong vụ thảm họa sập hầm mỏ
Thổ Nhĩ Kì, một đất nước rất phát triển tại vùng Tây Nam Á. Kinh tế khoa học kĩ thuật của đất nước này xứng tầm với châu Âu. Tuy nhiên vấn đề an toàn lao động cũng đang là một vấn đề tại đất nước hồi giáo này.
Ít nhất 4 người đã bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ do có liên quan đến vụ sập hầm mỏ vào tuần trước khiến 301 thợ mỏ thiệt mạng tại Soma.
Giám đốc phụ trách hoạt động công ty sở hữu mỏ than Soma Akin Celik, kỹ sư Yalcin Erdogan và Ertan Ersoy cùng Giám đốc an ninh Yasin Kurrnaz đã bị cảnh sát bắt giữ vào ngày hôm qua, hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời công tố viên Bekir Sahiner cho biết.
Cũng trong ngày Chủ nhật, khoảng 25 người đã bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ và thẩm vấn. Công tác tìm kiếm các nạn nhân đã kết thúc vào hôm thứ Bảy sau khi toàn bộ các thi thể đã được đưa lên mặt đất. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có 301 thợ mỏ đã thiệt mạng trong thảm kịch sập mỏ than vào hôm thứ Ba tuần trước.
Cuộc điều tra hiện vẫn đang được tiến hành nhằm xác định nguyên nhân vụ nổ gây sập hầm mỏ cũng như đưa những người phải chịu trách nhiệm trước thảm kịch ra ánh sáng. Cuối tuần trước, cánh sát Thổ Nhĩ Kỳ ở Soma đã phải dùng đến hơi cay và vòi rồng để ngăn cản đám đông người biểu tình xuống đường. Phong trào biểu tình xảy ra ở nhiều thành phố phía tây Thổ Nhĩ Kỳ do khôn đồng tình với cách phản ứng của chính phủ trong thảm kịch sập hầm mỏ.
Ông Abdurrahman Savas, thống đốc của tỉnh Manisa, nơi có hầm mỏ Soma từ chối công bố con số người bị bắt giữ do tham gia biểu tình. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh cấm biểu tình ở Soma và các thành phố khác nhằm duy trì trật tự và an ninh.
Nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ hoài nghi về số người thiệt mạng trong vụ sập hầm mỏ do chính phủ công bố trong khi những người khác mong muốn nhũng kẻ phải chịu trách nhiệm sớm được đưa ra ánh sáng.
Khu mỏ không có các biện pháp đảm bảo an toàn
Vụ nổ mỏ than Soma đã khiến hàng trăm thợ mỏ mắc kẹt dưới lòng đất hiện vẫn chưa được xác định nguyên nhân chính xác. Nhiều khả năng vụ nổ với sức nóng đã tạo nên khí CO từ than khiến con số thợ mỏ thiệt mạng tăng cao.
Trong một diễn biến khác, một quan chức của mỏ than từng nói rằng các thợ mỏ dường như đã không được hỗ trợ việc tiếp cận những nơi trú ẩn an toàn để tránh ngọn lửa và khói. Chủ sở hữu khu mỏ, Alp Gurman nói rằng hầm mỏ Soma đạt tiêu chuẩn an toàn cao nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, công ty không có nghĩa vụ phải xây các nơi trú ẩn an toàn nếu có sự cố xảy ra.
Bộ trưởng Lao động và An sinh Xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, Faruk Celik nói rằng việc bảo đảm an toàn lao động ở Thổ Nhĩ Kỳ đáp ứng theo khuôn khổ quy định của EU. Ông Celik cho rằng trách nhiệm đảm bảo an toàn của các thợ mỏ phụ thuộc vào các công ty sở hữu khu mỏ. Các trang thiết bị như quần áo bảo hộ hay giày bảo hộ cao cấp luôn được trang bị đầy đủ và chu đáo.
Trường Đại học Kỹ thuật Istanbul đã khai trừ ông Gurman và quản lý khu mỏ Soma ra khỏi ban cố vấn về vấn đề khai thác mỏ cho các giảng viên trong trường sau sự cố sập hầm mỏ và nảy sinh các cuộc biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua.
Các sản phẩm hỗ trợ: dây an toàn lao động hay mũ nhựa bảo hộ tiêu chuẩn châu Âu.