Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Vấn đề an toàn trên biển cần nhiều sự quan tâm

ấn đề an toàn lao động nghề biển hiện nay ngày càng đáng lo ngại, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn trên vẫn là do thiếu thông tin liên lạc, thiếu trang thiết bị an toàn kỹ thuật, ý thức chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của một số bộ phận ngư dân kém. Bên cạnh  sự  phối hợp thực hiện của các cơ quan chức năng trong việc nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn cho ngư dân khi làm việc trên biển, thì chính ngư dân phải tự nâng cao ý thức bảo vệ mình mỗi lần ra khơi. Những năm gần đây, nhiều địa phương có nghề cá phát triển đã thành lập các tổ đội khai thác trên biển đặc biệt là thành lập các tổ đội khai thác vùng xa bờ và vùng lộng để hỗ trợ nhau trong sản xuất cũng như trong việc xử lý tai nạn, cung cấp, trao đổi thông tin về diễn biến thời tiết, ngư trường… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều tổ, đội được thành lập nhưng không đoàn kết, ra biển đường ai nấy đi; nhiều chủ tàu không muốn đi gần nhau, thường tìm cách tách xa nhau để tìm luồng cá nên khi bị nạn, thông báo cho nhau cũng không kịp ứng cứu.

4

Trên các tàu thuyền đi bắt buộc phải có quần áo bảo hộ, áo phao hay phao cứu sinh.

Bên cạnh đó theo số liệu thống kê, tình hình tai nạn trên biển chủ yếu từ chủ quan của ngư dân. Đó là việc vi phạm các quy định về an toàn trên biển như: không mang áo phao, phao cứu sinh, máy thông tin liên lạc; đăng ký, khai báo không chính xác vùng, toạ độ đánh bắt cá của ngư dân với cơ quan chức năng trước khi ra khơi. Từ đó, khi ngư dân bị nạn, công tác cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn trong xác định vị trí của tàu bị nạn.


Nhiều tàu có vỏ tàu, máy tàu và các thiết bị trên tàu quá cũ. Do thiết kinh phí đầu tư, nhiều tàu đã đại tu quá nhiều lần, không đảm bảo an toàn vẫn cố tình ra khơi nên tỷ lệ rủi ro càng cao. Đặc biệt, nhiều chủ tàu không sắm ICOM, thiết bị liên lạc tầm xa nên khó khăn trong tiếp nhận và phát đi thông tin khi gặp nạn. Phần lớn các tầu hiện nay mới sắm bộ đàm liên lạc tầm ngắn nếu biển động, sóng lớn, có gần nhau cũng khó liên lạc.


Như vậy, để khắc phục và hạn chế tối đa rủi ro, tai nạn cho tàu cá trên biển, ngư dân cần nâng cao ý thức chấp hành và sử dụng, đầu tư trang thiết bị cần thiết, đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển. Đồng thời ghi nhớ các tần số làm việc trên sóng vô tuyến của hệ thống Đài TTDH Việt nam để liên lạc khi cần thiết. Bà con ngư dân có thể nghe các bản tin cảnh báo thiên tai, dự báo thời tiết biển và các thông tin an toàn hành hải khác trên tần số 7906 kHz và 8294 kHz. Khi gặp sự cố tai nạn trên biển, bà con hãy liên lạc với bất kỳ Đài TTDH nào trên tần số 7903 kHz để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm sản phẩm: giày bảo hộ nhập khẩu hay mũ nhựa bảo hộ an toàn...