Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Vấn đề cần nhiều sự quan tâm: An toàn vệ sinh lao động trong ngành lắp rắp điện tử

Thoạt trông, cứ ngỡ môi trường làm việc của công nhân lắp ráp điện tử là lý tưởng với sự vệ sinh tuyệt đối. Nơi làm việc của họ là các "phòng sạch", kín với hệ thống điều hòa, luôn chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài 5 - 12 độ C, vào những ngày hè nóng thì khoảng cách này càng tăng. Trong môi trường vi khí hậu chênh lệch như vậy, những tác động về thay đổi nhiệt trong cơ thể con người là không tránh khỏi.

1

 Việc phát triển ngành lắp ráp điện tử đã có những đóng góp tích cực trong giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động phổ thông khu vực nông thôn và góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, đằng sau ánh hào nhoáng của các sản phẩm điện tử và sự phát triển công nghiệp là những mặt tối mà chúng ta đáng phải quan tâm. Đó là vấn đề an toàn lao động, vấn đề về nguy hại sức khỏe và bệnh nghề nghiệp đang ngày đêm tiềm ẩn và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào đối với những người công nhân trực tiếp sản xuất.

Trong quá trình khảo sát, nhiều lao động đã phản ánh việc thường xuyên đau mỏi xương khớp do tư thế làm việc, ù tai, thậm chí suy giảm thị lực từ 10/10 xuống còn 5/10…

Một vấn đề đáng lưu ý là thời gian các công nhân gắn bó với công việc này thường ngắn, nguyên nhân là do tâm lý e ngại công việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đa số lao động được khảo sát đều có tuổi nghề dưới 3 năm.

Đặc biệt trong tổng số hơn 200.000 lao động trong ngành này, có tới 80-85% là lao động nữ từ 18-30 tuổi. Những lao động này đều đang ở độ tuổi sinh sản nên yêu cầu đảm bảo an toàn lao động lại càng cấp thiết hơn.

Tại cuộc hội thảo “An toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử: Kinh nghiệm quốc tế và hướng giải pháp cho Việt Nam” được tổ chức hồi tháng 1/2014 mới đây, ông Sajniv Pandita - Giám đốc ARMC và Tiến sĩ – Bác sỹ Thomas H.Gassert (Khoa Y tế công cộng – Đại học Harvard) khẳng định, hóa chất độc hại là nguyên liệu cần thiết trong qúa trình sản xuất thiết bị điện tử và cũng là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động, cộng đồng và môi trường. Vấn đề này đã được nhiều quốc gia trên thế giới từ Mỹ, đến Scotland, Hàn Quốc  đưa ra cảnh báo.

6

Với những công ty lớn cần trang bị cho người lao động đầy đủ trang thiết bị quần áo chống tĩnh điện, găng tay và mũ bảo hộ phòng sạch.

Theo nghiên cứu, hiện nay 50% các sản phẩm điện tử được sản xuất tại châu Á và nhiều công ty điện tử ở đây vẫn sử dụng các hóa chất độc hại đã bị cấm ở châu Âu. TS.BS Thomas H. Gassert còn cho biết, có khoảng 68.000 loại hóa chất bao gồm nhiều loại axit, kiềm, khí đông lạnh, xyanua, chất phụ gia, chất độn, kim loại, chất oxy hóa, chất bán dẫn, dung môi... đang được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử nhưng chưa hề được kiểm chứng tác động đến con người và ngay cả kiểm chứng trên động vật cũng rất ít.

Các loại hóa chất độc hại này về lâu dài có thể gây nên các bệnh ung thư, bệnh liên quan đến sinh sản và trước mắt là gây nên các bệnh căng thẳng thần kinh, đau mỏi cơ thể, giảm khả năng thị giác, thính giác. Ông Sanjiv Pandita, Giám đốc Trung tâm giám sát nguồn nhân lực châu Á – AMRC phân tích: Đằng sau vẻ đẹp long lanh của chiếc điện thoại Iphone hào nhoáng là rất nhiều hóa chất, kim loại như chì, crom, thủy ngân, kim loại nặng.... Trong quá trình sản xuất, các hóa chất đó cùng các chất dung môi, khí độc và bức xạ toả ra. Nguy cơ cho sức khoẻ người lao động đến từ rất nhiều khâu: ảnh hưởng của axít trong quá trình ăn mòn, làm sạch thiết bị; chất khí dễ cháy nổ; hơi khói độc từ các dung môi làm sạch, mạ phủ kim loại, quang hóa; điện từ trường cao, tia laze, cực tím và phóng xạ...

Có thể nói, tại nơi làm việc, công nhân ngành điện tử phải đối mặt với điện từ trường, bụi kim loại, hơi khí độc, hóa chất, tia cực tím, phóng xạ... Những yếu tố độc hại này tồn tại trong đa số công đoạn, ví dụ hàn các chi tiết, linh kiện điện tử, hoặc khi làm vệ sinh thiết bị, cần dùng Flux, là một hỗn hợp hóa chất bao gồm dung môi và axít, tẩy sạch bề mặt kim loại. Các nghiên cứu của các chuyên gia y tế đã chỉ rõ tác hại của điện từ trường đến hệ thần kinh trung ương như ảnh hưởng tới tuần hoàn não gây nhức đầu, ăn ngủ kém, giảm trương lực cơ, tăng tiết mồ hôi, đầu ngón tay xanh tím dẫn đến cơ thể bị suy nhược; đục thủy nhân mắt, tổn thương giác mạc; biến đổi sinh lý hồng cầu, bạch cầu, ảnh hưởng đến buồng trứng, tinh hoàn nếu tiếp xúc liều cao.

Thoạt trông, cứ ngỡ môi trường làm việc của công nhân lắp ráp điện tử là lý tưởng với sự vệ sinh tuyệt đối. Nơi làm việc của họ là các "phòng sạch", kín với hệ thống điều hòa, luôn chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài 5 - 12 độ C, vào những ngày hè nóng thì khoảng cách này càng tăng. Trong môi trường vi khí hậu chênh lệch như vậy, những tác động về thay đổi nhiệt trong cơ thể con người là không tránh khỏi.

Một tác động đáng kể đến sức khỏe của người lao động nữa là tư thế làm việc và cường độ công việc. Công nhân chủ yếu ngồi hoặc đứng trong tư thế tĩnh tại suốt cả ca làm việc chừng 12 tiếng. Độ đơn điệu của thao tác khiến con người hành động như một chiếc máy, không kể tốc độ các thao tác cực nhanh khiến họ phải tập trung cao độ. "Có chi tiết của máy in cần 500 - 600 động tác/giờ. Các con chíp siêu nhỏ, gắn bằng kính hiển vi, làm việc trên màn hình gây căng thẳng thị giác cho người thực hiện. Mắt kéo sát trong một khoảng cách cố định gây căng cơ mắt".

Báo cáo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế cho biết, có khoảng 28.000 lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp trong đó khoảng 10% liên quan đến hóa chất. Quan ngại hơn, trong tổng số hơn 200.000 lao động trong ngành này, có trên 90% là lao động nữ từ 18 - 30 tuổi. Những lao động này đều đang ở độ tuổi sinh sản nên yêu cầu bảo đảm an toàn lao động lại càng cấp thiết hơn.

Theo số liệu của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), mỗi năm có 160 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp, có khoảng 438.000 người bị chết do hóa chất nguy hiểm gây ra. 

Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), hơn 9% số trường hợp ung thư phổi bắt nguồn từ các sản phẩm hóa chất, 800.000 trẻ em bị nhiễm độc hóa chất.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục là địa điểm thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn điện tử lớn trên thế giới. Để Việt Nam phát triển một nền công nghiệp điện tử an toàn, bền vững, tại cuộc hội thảo “An toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử: Kinh nghiệm quốc tế và hướng giải pháp cho Việt Nam” , các chuyên gia đều nhất trí cho rằng cần phải tập trung đánh giá, nghiên cứu toàn diện về an toàn, vệ sinh lao động trong ngành điện tử của Việt Nam hiện nay. Đồng thời rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn an toàn lao độngliên quan đến lĩnh vực sản xuất này.

Các doanh nghiệp điện tử không phải không biết về những nguy cơ từ môi trường làm việc đối với sức khỏe công nhân lao động của mình. Nhưng họ sợ, nên không muốn công khai điều đó. Trong khi đó, công nhân đa phần là lao động phổ thông từ các làng quê, thiếu thông tin, không có kỹ năng bảo hộ lao động. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn bảo vệ đội ngũ lao động của mình và thể hiện trách nhiệm xã hội, thì phải công bố danh mục các hóa chất sử dụng trong các công đoạn sản xuất, nguy cơ của chúng và hướng dẫn người lao động về biện pháp bảo hộ.

Ông Đặng Quang Điều, Trưởng ban Chính sách-Pháp luật (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho rằng bản thân doanh nghiệp chưa tự giác công khai danh mục các hóa chất độc hại đang sử dụng nên công đoàn không có đủ thông tin để cảnh báo người lao động tự bảo vệ bản thân. Vì vậy, trong dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang soạn thảo cần phải quy định cụ thể việc công khai thông tin để có cơ sở, phương án bảo vệ người lao động. Ông Điều cũng cho rằng các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử cần phải tăng cường khám sức khỏe cho người lao động để phát hiện sớm những bệnh do ảnh hưởng của hóa chất, sóng điện từ… và có biện pháp phòng ngừa cho người lao đồng khi tiếp xúc với linh kiện độc hại...Đồng thời cũng cần tăng cường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về vấn đề an toàn vệ sinh lao động, khám sức khỏe tại những nhà máy này. Cần phải thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ sức khỏe của công nhân, từ trước, trong và sau quá trình làm việc tại các nhà máy điện tử.

TS. Bác sĩ Thomas H.Gassert - Khoa Y tế công cộng (ĐH Harvard) là người có nhiều năm nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp, trong đó có bệnh nghề nghiệp của công nhân ngành điện tử cho rằng cần có một hệ thống thanh tra giám sát đủ hiệu lực, được tập huấn đầy đủ, có mặt ngay tại doanh nghiệp, nói cách khác là có đại diện của người lao động ngay trong Ban y tế của các nhà máy. Đội ngũ này phải được đào tạo, tập huấn đầy đủ. Đây cũng là nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Tổ chức công đoàn cần kịp thời thông tin, tuyên truyền để các lao động trong ngành điện tử hiểu được các nguy cơ của mình.

Theo ông Vũ Như Văn - Phó Chủ tịch Liên hiệp hội các hội khoa học và kỹ thuật, Hội khoa học – kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam thì giải pháp quan trọng nhất hiện nay là nâng cao công tác tuyên truyền để bản thân các doanh nghiệp ý thức được việc công khai, minh bạch các loại hóa chất độc hại trong sản xuất các sản phẩm điện tử. Đồng thời, hệ thống pháp luật về an toàn lao động cũng cần được kiện toàn hơn nữa, tăng cường thanh tra các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử để có chế tài phù hợp xử lý ngay các trường hợp không công khai các hóa chất độc hại.

Sản phẩm hỗ trợ: giày bảo hộ nhập khẩu cao cấp cho phòng thí nghiệm.