Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Hội nhập kinh tế quốc tế thế giới, quá nhiều thách thức và khó khăn.

Bữa ghé thăm công ty của anh bạn chuyên gia công may mặc cho nước ngoài, thấy băng rôn giăng rợp trời "Thi đua tăng năng suất, chất lượng sản phẩm...", tôi hỏi: "Thi đua vậy mà có tăng năng suất lao động được không?". Anh bạn gật đầu: "Có chứ. Chẳng hạn hồi trước công nhân may 45 phút 1 cái áo, bây giờ kéo xuống 40 phút". Tôi lại hỏi: "Nguyên nhân của việc kéo giảm thời gian, tăng năng suất lao động là do đâu?".

1

Trang bị đầy đủ quần áo phòng sạch, người lao động chen chúc làm việc trong một xưởng chế biến thủy sản.

Suy nghĩ một chút, anh bạn xòe tay ra: "Công nhân đi làm sớm hơn; sắp xếp, chuẩn bị nguyên phụ liệu một cách khoa học hơn, tập trung làm việc, không nói chuyện phiếm, không đi vệ sinh hay uống nước, ăn vặt...". Tôi lại hỏi cắc cớ: "Vậy chớ theo anh thì 50 năm nữa năng suất lao động của công nhân mình có đuổi kịp Singapore hay Thái Lan không? Là tôi nghe mấy ông dự hội thảo nói vậy". Anh bạn tôi nhăn mặt: "Hoang đường! Bộ người ta đứng yên một chỗ chờ mình đuổi bắt hay sao?".

2

Gia công xếp vị trí thấp nhất trong mô hình “nụ cười Stan Shi”. Dệt may, da giày và nhiều ngành nghề khác của Việt Nam đang nằm ở vị trí này

Theo anh bạn tôi, năng suất lao động phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng nhất là công nghệ và tay nghề của người lao động. "Cách quản lý cũng quan trọng nhưng cái này nó gắn liền với công nghệ, công nghệ cao tự khắc trình độ quản lý cũng cao. Chứ còn...". Thấy anh bạn bỏ lửng câu nói, tôi hỏi dồn: "Chứ còn sao?". "Thì anh nhìn đi rồi tự khắc có câu trả lời chứ hỏi khó nhau làm gì?"- anh bạn tôi cười khì khì.

Cuối cùng thì tôi cũng có đáp án cho cái câu bỏ lửng của anh bạn. Không có tiền để đầu tư, mua sắm thiết bị mới, hiện đại. "Sao không vay ngân hàng?". Nghe tôi hỏi, mặt anh bạn tôi sa sầm: "Sức mình tới đâu chơi tới đó, có bao nhiêu làm bấy nhiêu. Đi vay thì làm chúng ăn hết".

Quan điểm của anh bạn tôi có hơi tiêu cực nhưng mà đúng thực tế. Anh kể có mấy người bạn ham làm ăn lớn, vay mượn lung tung, giờ chết ngắc!

Có thể nói dệt may, da giày và thủy sản chiếm vị trí trong top đầu các ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất hằng năm của Việt Nam. Nó giải quyết việc làm cho nhiều triệu lao động cả nước. Tuy nhiên, giá trị gia tăng mà nó đem lại rất thấp, chủ yếu là "lấy công làm lời".

3

Các kết quả nghiên cứu và khảo sát gần đây đối với ngành dệt may, da giày bảo hộ cho thấy dù đã gia nhập chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu nhưng hơn 1/4 thế kỷ qua, dệt may Việt Nam vẫn ở vị trí thấp nhất trong “miếng bánh” ấy: chưa đến 1%, chủ yếu là tiền công gia công sản phẩm. Còn các khâu mang lại giá trị cao như ý tưởng, thương hiệu, thiết kế, nguyên phụ liệu, phân phối, marketing... thì nước ngoài hưởng hết! Nói ngắn gọn là ta nai lưng làm cho nước ngoài nó hưởng!

Biết vậy nhưng chắc chắn trong tình hình hiện nay sẽ không có ai dám mạnh dạn "thay đổi cơ cấu" ngành nghề sản xuất, dẹp bỏ dệt may, da giày hay chế biến thủy sản vì nó vốn là “thế mạnh của kẻ yếu”. Anh bạn tôi nói người ta đưa mẫu, đưa nguyên phụ liệu, thậm chí đến cái nút áo cũng mang từ nước ngoài vào, còn ta chỉ gò lưng đạp máy may, sang hơn thì có gắn cái moteur. Sản phẩm làm xong, người ta mang đi chào bán với giá cao ngất ngưỡng, còn công nhân mình thì được trả mấy đồng lương bèo.

Đó là ngành may mặc. Còn da giày thì thê thảm hơn. Có dịp đi vào những nhà máy gia công các nhãn hiệu giày lừng danh như Nike, Adidas, Reebok... các bạn sẽ thấy hình ảnh những công nhân tay cầm cọ quệt quệt, dán dán đế giày. Mùi keo xộc lên nồng nặc nhưng chẳng có mấy công nhân đeo khẩu trang. “Đôi giày mang đi bán giá trăm “đô” nhưng mình chỉ được có 1 “đô”. Đừng thấy giá trị xuất khẩu chục tỉ USD mà ham. Vô túi nước ngoài hết”- một anh bạn tôi làm trong ngành da giày nói.

Lại nhớ hôm trước nhân vụ Hội đồng Tiền lương quốc gia bàn vụ tăng lương tối thiểu vùng, tôi hỏi anh bạn đang làm quản lý một nhà máy chuyên sản xuất giày của nước ngoài đặt tại TP HCM rằng anh có ủng hộ việc tăng lương 16,8% như đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam hay không thì anh phân vân: "Đúng là lương công nhân hiện nay thấp quá nhưng với doanh nghiệp đông công nhân như công ty mình thì tăng 50.000 đồng cũng là một con số lớn, doanh nghiệp chịu không thấu".

Tôi nói: "Chịu không thấu thì đóng cửa nhà máy đi, chuyển qua nước khác, Philippines chẳng hạn". Nghe vậy anh bạn bật cười khà khà: "Hỏng được đâu. Cái này nói nhỏ ông nghe chứ đừng đi nói lung tung. Dù sao thì ngoài việc tiền công rẻ, ở Việt Nam mình còn nhiều thứ khác mà doanh nghiệp có thể lách luật để giảm chi phí, chẳng hạn như vấn đề môi trường, vấn đề an toàn- vệ sinh lao động, chưa kể chuyện nhạy cảm như chuyển giá...".

4

Vậy là biết rồi nghen. Tăng năng suất lao động với những chiếc máy may sản xuất ở thập niên 1960, 1970 của thế kỷ trước thì chỉ là hồi trước may 45 phút được 1 cái áo, bây giờ kéo xuống 40 phút nhờ công nhân đi làm sớm hơn; sắp xếp, chuẩn bị nguyên phụ liệu một cách khoa học hơn, tập trung làm việc, không nói chuyện phiếm, không đi vệ sinh hay uống nước, ăn vặt!

Tóm lại, chừng nào dệt may, da giày hay những ngành nghề thâm dụng lao động khác còn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế; chừng nào các doanh nghiệp dệt may, da giày Việt Nam còn sử dụng những chiếc máy sản xuất cách đây 40-50 năm thì vẫn còn hình ảnh người công nhân Việt Nam gò lưng bên những chiếc máy may hoặc cầm cọ quệt quệt, dán dán. Và như vậy thì chuyện tăng năng suất để tăng tiền lương cho người lao động chỉ có trong mơ.

Xin kết thúc câu chuyện phiếm này bằng việc nhắc đến mô hình “nụ cười Stan Shi”. Đó là đường cong có dạng như một nụ cười, được vẽ ra bởi ông Stan Shi, người sáng lập hãng máy tính Acer. Hãng máy tính nổi tiếng này đã tham gia chuỗi sản xuất máy tính trên thế giới từ vị trí thấp nhất là gia công lắp ráp, nhưng họ đã nỗ lực không ngừng để ngày nay chiếm lĩnh những vị trí có giá trị gia tăng cao nhất.

Sản phẩm hỗ trợ: mũ bảo hộ lao động tiêu chuẩn.