Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Cẩm nang bỏ túi và kinh nghiệm dành cho người thích leo núi - dân phượt

Ngày nay, leo núi và đi bộ đường dài, khám phá vùng núi cao, hiểm trở là hoạt động du lịch được nhiều người ưa chuộng. Không riêng gì với người ngoài nước, các climber Việt Nam cũng đang có những tổ chức hoạt động rất thú vị và được cộng đồng hưởng ứng rất nhiệt tình. Để giữ an toàn và trọn vẹn đảm bảo cho chuyến đi, bạn nên chú ý đến các vấn đề sau.

Núi cáo hiểm trở cho dân phượt

Khảo sát địa hình

Trước khi thực hiện chuyến “phiêu lưu mạo hiểm”, bạn cần phải xem xét địa hình và thời tiết ở đó có thuận lợi hay không. Nếu điều kiện khí hậu quá xấu, tốt nhất là bạn nên hoãn chuyến leo núi này đến khi tiết trời đẹp hơn.

Chuẩn bị trang phục leo núi

Trang thiết bị cho dân phượt, leo núi

Tiếp đến, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị leo núi cần thiết (tùy theo địa hình) như giày có độ ma sát và sức bám cao nên chọn những mẫu kiểu giày bảo hộ đế bám ma sát và có khả năng chống đâm xuyên, miếng bọc đầu gối, khuỷu tay, nên chọn quần áo bảo hộ chất lượng nhất khoác dày vừa chống lạnh vừa tránh bị thương trong chuyến đi, đèn pin, nước uống, thức ăn nhẹ, gậy leo núi, dây leo núi, mũ bảo hiểm bảo hộ, găng tay giữ ấm không thấm nước… Bên ngoài có thể có thêm những chiếc áo phản quang giúp cải thiện tầm nhìn giữa các đồng đội với nhau.

Một điều cần lưu ý là hành trang leo núi của bạn nên được chuẩn bị càng gọn nhẹ càng tốt, như vậy sẽ giúp bạn đỡ mệt hơn trong suốt thời gian di chuyển. 

Cẩn thận với chứng “say độ cao”

Trang phục bảo hộ cho dân phượt

“Say độ cao” là một hiện tượng phổ biến mà bạn có thể mắc phải khi đang leo núi. Càng lên cao không khí sẽ càng loãng nên sẽ khiến bạn khó thở, dễ bị đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ, phù tay, chân, viêm phế quản... Nếu khi leo núi mà bạn gặp các triệu chứng này thì nên “xuống núi” ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho tính mạng. Hoặc trước khi đi, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để mang theo thuốc điều trị các chứng “say độ cao” có thể xảy ra,

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống nhiều nước trong suốt quá trinh di chuyển, hoặc tránh uống rượu bia, đồng thời phải giữ ấm và ăn nhẹ thường xuyên. Đối với những du khách bị thiếu máu do thiếu sắt thì nên bổ sung sắt trước và trong khi di chuyển lên vùng núi cao. Bỡi lẽ, người bị thiếu máu dễ bị “say độ cao” hơn những người bình thường.

Chú ý động vật nguy hiểm, rau củ lạ

4

Trong quá trình leo núi và di chuyển lên vùng núi cao, bạn phải chú ý đến những loại động vật nguy hiểm như muỗi, ong, nhện, rắn rết... Chúng thường ẩn nấp trong vách núi đá hay bụi rậm, có thể xuất hiện bất ngờ và tấn công bạn bất cứ lúc nào. Vì vậy, tốt nhất là bạn phải mặc trang phục kín, nhất là phần chân, chọn những nơi nghỉ ngơi quang đãng, sạch sẽ.

Ngoài ra, bạn cũng đừng nên tùy tiện ăn trái cây hay rau củ lạ hiện diện quanh đường đi vì nó có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm, rất nguy hiểm.