Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Trao doi voi ba chu xuong may lon tu 5 trieu dong

Chỉ với vốn khỏi nghiệp 5 triệu đồng, nhưng bằng sự năng động và nhạy bén với thị trường, chị Em tại Ninh Bình giờ đã có một xưởng may với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Các phóng viên đã có buổi trao đổi nhanh với chị về cuộc sống, sự nghiệp và cũng như các kinh nghiệm của chị.

Chị Phương Em vốn quê ở Bến Tre, do cuộc sống khó khăn nên chị phải bỏ học giữa chừng lên TP.Hồ Chí Minh làm công nhân. Tại đây, chị nên duyên với anh Mai Văn Bắc người Ninh Bình. Lần lượt 3 đứa con ra đời, dù tằn tiện nhưng đồng lương công nhân của vợ chồng chị không đủ trang trải cho cuộc sống. Vợ chồng chị quyết định về Kim Sơn quê anh lập nghiệp.

 

Anh làm xưởng cơ khí gần nhà, chị mua lại chiếc máy may cũ với giá 5 triệu đồng về làm tại nhà, vừa có thời gian trông con nhỏ, vừa thêm thu nhập. Trong thời gian này, chị nảy ý tưởng sẽ mở xưởng may ở quê để tạo việc làm cho người dân trong thôn, xã.

Đầu năm 2011, được Hội ND xã khuyến khích, chị mạnh dạn thuê đất mở xưởng may. Số tiền vay ngân hàng, cộng với vốn vay bạn bè, vợ chồng chị chỉ đủ mua 10 chiếc máy may. Thời gian đầu mở xưởng là giai đoạn hết sức khó khăn, xưởng nhỏ, máy ít, tay nghề công nhân chưa vững, nên chẳng ai yên tâm đặt hàng với xưởng của anh chị.

Không nản, chị ra các chợ lớn tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm và tự mày mò, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất sản phẩm phù hợp. “Máy ít, để đảm bảo giao hàng đúng hạn, có ngày tôi cùng các chị em làm việc suốt đêm, đến 4- 5 giờ sáng lại chở quần áo ra thành phố giao hàng” - chị Phương Em nhớ lại.

Nhờ sự năng động, sáng tạo cũng như nhờ tay nghề vững vàng, cơ sở của vợ chồng chị tạo được uy tín với khách hàng, hàng làm ra đến đâu bán hết đến đó. Đến nay, xưởng may của vợ chồng chị có 38 máy, sản phẩm không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc… Xưởng may của vợ chồng chị tạo việc làm cho 43 lao động, với thu nhập ổn định từ 2,5 – 4 triệu đồng/tháng/ người.