Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Chuyen ve xuong may o Cam Hiep Nam gio moi ke

Câu chuyện giờ mới kể của anh Nguyễn Từ Bình Sơn – chủ xưởng may có tiếng tại Cam Hiệp Nam, Cam Lâm, Khánh Hòa. Từ câu chuyện của anh khiến cho chúng ta học được thêm nhiều điều.

Với ít nhiều thành công từ lĩnh vực thời trang, anh Nguyễn Từ Bình Sơn (thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã lập xưởng may tại quê nhà với mong muốn giải quyết việc làm cho lao động trẻ.

>>>>May quần áo bảo hộ

 

Bị phạt vì... mê vẽ

Trong câu chuyện với chúng tôi, anh Sơn không giấu những kỷ niệm thời thơ ấu của mình: “Tôi mê vẽ lắm! Hồi nhỏ, ngồi đâu, đi đâu tôi cũng vẽ. Bởi vậy, có lúc đã bị trách phạt vì mê vẽ. Một hôm, trời mưa, ngồi trong lớp, tôi chợt nảy ra ý tưởng lấy chổi nhúng nước mưa vẽ thẳng lên tường. Cũng vì thế mà bị thầy giáo phạt...”.

Lớn lên, anh Sơn theo học Trường Mỹ thuật Đồng Nai và tiếp tục học Đại học Công nghệ Sài Gòn chuyên ngành về thời trang. Niềm đam mê hội họa từ nhỏ cộng với truyền thống gia đình có nhiều người theo nghề may giúp anh gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực này. Sau khi tốt nghiệp, anh làm cho Gosto - thương hiệu thời trang có tiếng của Công ty Biti’s. Sau một thời gian, anh mở tiệm kinh doanh riêng.

Xưởng thiết kế của anh Sơn tại TP. Hồ Chí Minh còn nhỏ, chủ yếu thực hiện chức năng giao dịch. Với trình độ thiết kế khá vững của mình, anh đã ký hợp đồng với nhiều đơn vị chuyên doanh thời trang may mặc tại TP. Hồ Chí Minh sản xuất các mặt hàng thời trang theo 2 hướng: trực tiếp gia công theo đơn hàng hay lo tất cả các khâu từ A tới Z. Sản phẩm thời trang của anh Sơn hầu như không thiếu mặt hàng nào, từ đầm baby (trẻ em) đến các loại thời trang nữ cao cấp (váy, đầm, áo kiểu...) và thời trang nam (quần tây, áo sơ mi...), cung ứng cho thị trường bình quân vài ngàn sản phẩm/tháng.

>>>>Xưởng may quần áo bảo hộ

 

Với niềm đam mê sáng tạo, anh Sơn đã từng tham gia giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Đồng Nai; đoạt nhiều giải thưởng có giá trị trong làng thời trang như: Chung kết cuộc thi Cảm hứng sáng tạo cùng Triumph; chung kết thiết kế giày do Hiệp hội Da giày Việt Nam tổ chức; chung kết thiết kế giày quốc tế Hồng Kông...

Tạo việc làm cho lao động trẻ

Xưởng may thời trang của anh Sơn tại quê nhà có diện tích nhỏ, chỉ có 10 lao động địa phương, chủ yếu là nữ. Tuy vậy, đây là “hậu phương” vững chắc để anh ký hợp đồng với đối tác.

Chị Hoàng Thị Kim Chung (thôn Vĩnh Thái) - mẹ của 3 con nhỏ tâm sự: “8 tháng nay, tôi rất vui bởi mình được làm việc gần nhà. Anh Sơn đã cho tôi công việc với thu nhập khá ổn định (3 triệu đồng/tháng, kể cả tăng ca), không phải đi xa. Trước đây, tôi cũng từng làm tại khu công nghiệp nhưng không quá 1 tháng, vì xa nhà và gò bó...”. Còn với cô gái Nguyễn Thị Hồng Hoa (thôn Suối Cát, xã Cam Hiệp Nam), tuy mới vào làm được một tháng nhưng cô cảm thấy rất vui và yêu thích nghề này vì có thể làm quen với những mẫu thời trang mà lâu nay chỉ thấy trên màn ảnh nhỏ.

Xưởng may của anh Sơn chỉ có một công nhân nam là anh Nguyễn Ánh Hùng (thôn Suối Cát). Anh Hùng là thợ may kiêm sửa chữa. Do cả xưởng toàn nữ, khi máy móc có hỏng hóc gì cũng kêu, việc gì cũng gọi nên anh bận luôn tay. “Khi anh Sơn về mở xưởng may, tôi theo luôn vì đã có tay nghề từ lâu”, anh Hùng nói.

Được biết, anh Sơn đang định mở rộng xưởng may để thu hút lao động vào làm việc. “Tôi dự tính mở rộng xưởng để có đủ mặt bằng tiếp nhận lao động, nhất là lao động nữ tại địa phương, vừa đào tạo, vừa sản xuất. Quê tôi lâu nay có nghề may, thêu truyền thống, tuy nhiên chưa được phát huy, đơn hàng bấp bênh. Việc giải quyết lao động địa phương còn nhiều nan giải, vì vậy, mở xưởng thời trang tại quê nhà là điều đáng quan tâm”, anh Sơn bộc bạch.