Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Hai hung ve cac xuong may hien nay

Từ vụ sập tòa nhà cao tầng khiến cho hơn 1 ngàn công nhân may thiệt mạng đến nay. Qua tìm hiểu thì mới biết, hầu hết xưởng may ở Bangladesh đều được xây dựng mà không có kỹ xư tư vấn, giám sát, thậm chí chúng còn nằm trong khu nhà thương mại, khu dân cư mà không được thiết kế để chịu tải nặng. Nhiều tòa nhà xây vượt vài tầng, trong khi hệ thống cột chống quá yếu…

Thiên Bằng hiện đang là đại lý cấp 1 phân phối vải PangRim Hàn Quốc và có xưởng may quần áo bảo hộ riêng, chúng tôi nhận may đồng phục bảo hộ, may quần áo bảo hộ đảm bảo tiến độ, chất lượng và giá cả hợp lý. Hotline: 0981 056 078. Mrs Hương

Đó là kết quả khảo sát thực trạng các xưởng may của một trường đại học Bangladesh được AP đưa tin ngày 13/6.

10% buộc phải đóng cửa

Bộ trưởng Dệt may Bangladesh nói rằng, đợt thanh tra gần đây của chính phủ cho thấy 300 khu nhà xưởng ở nước này không an toàn. Trong khi đó, một cuộc kiểm tra khác phát hiện ra rằng, trong số 200 nhà xưởng nguy hiểm, 10% nguy hiểm đến mức buộc phải đóng cửa.

Ngành dệt may trị giá 20 tỷ USD của Bangladesh đang phải nỗ lực lấy lại lòng tin của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng phương Tây sau vụ hỏa hoạn hồi tháng 11 năm ngoái ở xưởng may của hãng thời trang Tazreen khiến 112 người thiệt mạng và vụ sập tòa nhà Rana Plaza hồi tháng 4 cướp đi sinh mạng của 1.129 người, trở thành thảm họa tồi tệ nhất trong ngành này.

Rana Plaza là “hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người” rằng cần bảo đảm các tòa nhà có cấu trúc đủ vững, ông Shahidullah Azim, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và Xuất khẩu Dệt may Bangladesh, nói.

Trước vụ Rana Plaza, năm 2005, xưởng may áo len Spetrum đổ sập xuống đầu công nhân, khiến 64 người thiệt mạng. Sau vụ sập tòa Rana, chính phủ và các hãng may mặc đề nghị Đại học Công nghệ và Kỹ thuật Bangladesh đánh giá chất lượng các tòa nhà.

Kết quả ban đầu cho thấy, trong số khoảng 200 tòa nhà, rất nhiều xưởng dệt may không bảo đảm an toàn. Nhiều nhà xưởng nguy hiểm đến mức cần đóng cửa ngay lập tức, còn nhiều tòa nhà khác cần niêm phong các tầng trên cùng vì bị xây dựng trái phép và di dời ngay những máy móc nặng trong đó.

Độ rung lắc của máy móc là một trong các nguyên nhân gây ra vụ sập tòa nhà Rana. Hầu hết tòa nhà được kiểm tra đều không được kiểm nghiệm cấu trúc vào thời gian xây dựng, và rất hiếm công trình có kỹ sư giám sát.

Thay đổi hoặc chết

Cách không xa địa điểm của tòa nhà Rana Plaza ở vùng ngoại ô Savar của thủ đô Dhaka, một nhà xưởng đang phải đập 2 tầng trái phép theo lệnh của chính phủ.

Các quan chức chính phủ và ngành dệt may nói rằng, họ đang nghiêm túc xem xét kết quả khảo sát và yêu cầu đóng cửa dần dần các nhà xưởng không an toàn. “Chúng tôi đang rất quan tâm vấn đề này, vì biết rằng không thể để một hoặc hai tòa nhà phá hoại cả ngành công nghiệp”, ông Azim nói.

Hiệp hội Sản xuất và Xuất khẩu Dệt may Bangladesh tự lập ra đội kỹ sư và đã kiểm tra được 200 nhà xưởng trong vài tuần qua. Họ phát hiện nhiều vi phạm đáng lo ngại nên đã đóng cửa 20 xưởng trong số đó. Một số xưởng may sẽ được chuyển đến tòa nhà khác, một số khác được gia cố hoặc được hoạt động tiếp nếu di dời hết máy móc cỡ lớn khỏi các tầng cao.

Hiệp hội cũng đề ra quy tắc buộc các nhà xưởng phải nộp sơ đồ cầu trúc và báo cáo kiểm tra thực địa nếu không muốn mất tư cách thành viên của Hiệp hội và bị tước giấy phép xuất khẩu.

Sau thảm họa Rana Plaza, Bangladesh đang chịu áp lực lớn từ các nhà bán lẻ phương Tây. Họ yêu cầu ngành dệt may cải thiện tình trạng an toàn lao động.

Nhà bán lẻ Thụy Điển H&M, PVH, công ty mẹ của Calvin Klein, và Inditex, chủ sở hữu thương hiệu Zaza, cùng nhiều công ty khác đã ký thỏa thuận trợ giúp tài chính để cải thiện tình trạng an toàn lao động trong các nhà xưởng ở Bangladesh. Tuy nhiên, trong số này không có tên Wal-Mart và Gap.

Các chuyên gia cho biết, hàng loạt thảm họa gần đây là hậu quả của quá trình bùng nổ ngành công nghiệp dệt may từ nhỏ lẻ lên quy mô sử dụng tới 4 triệu lao động. Từ những năm 1980, tại những nhà xưởng nhỏ nằm trong khu dân cư, thợ may làm việc ở tầng dưới trong khi chủ lao động sống ở tầng trên. Khi ngành công nghiệp này lớn mạnh, chủ lao động chuyển ra ngoài ở rồi phát triển xưởng may thành cả tòa nhà.