Giải mã các ký hiệu trên bình chữa cháy? cách nhận biết ra sao? Những gì được ghi trên tem màu vàng dán trên bình chữa cháy nói về điều gì? Hãy cùng bảo hộ lao động Thiên Bằng tham khảo tường tận các ký hiệu và nội dung ở trên bình chữa cháy mà bạn đang dùng nhé!
1. Nhận biết bình chữa cháy dạng bột
Trước khi nói về sản phẩm này chúng tôi xin được tóm tắt về công dụng trong hợp chất chữa cháy của bột khô tổng hợp vì trong hình ảnh chú thích phần này cũng rất quan trọng.
Bột chữa cháy là một thành phần bột hóa học tổng hợp có tính kháng lửa với rất nhiều hỗn hợp khác nhau để phục vụ mục đích dập lửa khác nhau. Phổ biến nhất chúng ta có thể chia ra thành 3 dạng vật liệu cháy như sau:
- Chất cháy dạng A: chất liệu rắn như gỗ, giấy, nhựa, …
- Chất cháy dạng B: chất liệu lỏng như cồn, xăng, dầu, …
- Chất cháy dạng C: chất liệu khí như gas, metan, …
Trên thân bình dạng bột chữa cháy có các kí hiệu: MFZ, MFZL tương ứng với chúng loại BC, ABC cho biết đây là bình dạng bột. Phần chữ cái BC và ABC dùng để nhận biết khả năng dập lửa đối với các chất liệu tương ứng như đã nói bên trên: Các số 2, 4, 8 theo sau là số ký trọng lượng bột ở bên trong bình
Phương pháp nhận diện nhanh nếu như bình của bạn đã cũ và bị mất tem nhãn không thể nhìn mã được.
- Có đồng hồ đó áp
- Loa phun bé
- Trọng lượng nhẹ
- Gõ vào thân bình không có tiếng vang
Chú thích ký hiệu:
- Góc trên bên trái là logo thương hiệu của sản phẩm
- Góc trên bên phải bao gồm thông số loại bình, trọng lượng bình cứu hỏa và mã nhận biết (đây là phần quan trọng nhất để biết được đó là bình chữa cháy loại nào)
- Ở giữa chia làm 4 phần là 3 bước thao tác chữa cháy nhanh đối với bình bột khô và 1 phần lưu ý khi sử dụng
- Phần 4 ô nhỏ là biểu thị 4 dạng đám cháy phổ biến và các dấu tích chọn thể hiện khả năng dập cháy của bình cho những loại lửa tương ứng
- Specification là tóm tắt thông số kỹ thuật của bình như nhiệt độ hoạt động, áp suất vận hành, trọng lượng,…
Nhận biết bình chữa cháy khí CO2
Bình được thiết kế với thân hình trụ đứng sơn tĩnh điện theo màu đỏ của PCCC Việt Nam với khí lạnh CO2 nén áp lực cao bên trong bình nên vỏ của bình CO2 rất dày và nặng. Đặc thù của khí hóa lỏng là rất lạnh có thể gây nguy hiểm khi xịt vào da nên loa phun bình khí cũng to và dài hơn so với bình bột.
Lúc mở van bình, do sở hữu sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài ở dạng phun sương như khói với nhiệt độ rất lạnh sấp sỉ -79°C. Với tác dụng làm lạnh đóng băng đám cháy và ngăn chặn phát tán khí Oxy, tác dụng dập lửa và ngăn lửa bùng phát đạt hiệu quả rất cao. Khí CO2 có tính kháng lửa đối với các dạng cháy sau:
- Chất cháy dạng B: đạt
- Chất cháy dạng C: đạt
- Chất cháy dạng E: ngọn lửa điện
- Không có đồng hồ đó áp
- Loa phun lớn
- Trọng lượng nặng
- Gõ vào thân bình nghe tiếng vang như chuông
Chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp các trang thiết bị pccc uy tín tại tphcm với chủng loại đa dạng với chứng từ CO-CQ đầy đủ và được kiểm định rõ ràng về an toàn PCCC tại Việt Nam.
Chú thích ký hiệu:
- Góc trên bên trái là logo thương hiệu của sản phẩm
- Góc trên bên phải bao gồm thông số loại bình, trọng lượng bình và mã nhận biết (đây là phần quan trọng nhất để biết được đó là bình chữa cháy loại nào)
- Ở giữa bên trái chia làm ba phần là 3 bước thao tác chữa cháy nhanh đối với bình CO2
- Phần 4 ô nhỏ là biểu thị 4 dạng đám cháy phổ biến và các dấu tích chọn thể hiện khả năng dập cháy của bình cho những loại lửa tương ứng
- Specification là tóm tắt thông số kỹ thuật của bình như nhiệt độ hoạt động, áp suất vận hành, trọng lượng,…
Với các ký hiệu trên bình chữa cháy và cách nhận biết đơn giản được bảo hộ lao động Thiên Bằng giới thiệu như trên đây, nhìn chung thì mã bình vẫn là giải pháp chính xác nhất để phân biệt từng loại bình chữa cháy cụ thể.
Xem thêm:
Cách nhận biết ký hiệu các loại bình chữa cháy chính xác nhất