Kỹ sư bảo hộ lao động - Cung không đủ cầu
Hiện nay, cả nước có khoảng 60.000 doanh nghiệp có từ 300 lao động trở lên và theo quy định của Bộ Luật Lao động thì các doanh nghiệp này bắt buộc phải có cán bộ chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động hay còn gọi là cán bộ bảo hộ lao động. Điều này mở ra triển vọng việc làm rất lớn cho các kỹ sư bảo hộ lao động. Sau đây là cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đức Trọng, Chủ nhiệm Khoa Bảo hộ Lao động, Trường Đại học Công đoàn về vấn đề này. .
Phóng viên: Xin ông cho biết đôi nét về vai trò của kỹ sư bảo hộ lao động trong doanh nghiệp hiện nay?
- Ông Nguyễn Đức Trọng: Các kỹ sư bảo hộ lao động đóng vai trò tư vấn cho chủ doanh nghiệp trong việc tổ chức hợp lý vị trí lao động; chỉ đạo việc kiểm soát môi trường lao động; cùng với y tế chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, quần áo bảo hộ người lao động, và giám sát việc thực hiện luật pháp, chế độ, chính sách cho người lao động. Tất cả đều hướng đến mục tiêu: giảm thiểu các yếu tố độc hại trong môi trường lao động; cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, một trong những yêu cầu cơ bản để được cấp phép là phải có bản đánh giá về tác động môi trường khi dự án đi vào hoạt động. Điều này thì không có ai có thể làm tốt hơn các kỹ sư bảo hộ lao động. .
Thưa ông, trong thực tế, nghề kỹ sư bảo hộ lao động đã được xã hội quan tâm đến mức nào?
- Theo quy định thì những doanh nghiệp có từ 300 lao động trở lên bắt buộc phải có một kỹ sư chuyên trách về an toàn lao động. Số liệu điều tra của Trường Đại học Công đoàn năm 2003 cho thấy trong số các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành bảo hộ lao động thì 87% đã có việc làm, trong đó 85% là làm đúng nghề. Họ có thể làm cán bộ chuyên trách về bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp, trong các liên đoàn lao động tại các tỉnh, thành phố, hoặc làm cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về kỹ thuật và cán bộ trong một số viện nghiên cứu có liên quan về công nghệ xử lý môi trường. Cần phải có giày bảo hộ lao động khi làm việc trong các môi trường khắc nghiệt.
. Vậy nhu cầu hiện nay của xã hội về kỹ sư bảo hộ lao động so với số lượng đào tạo ra sao ?
- Tính đến tháng 6-2003, chúng tôi đã đào tạo được gần 500 kỹ sư bảo hộ lao động, trong khi cả nước có khoảng 60.000 doanh nghiệp có từ 300 công nhân trở lên. Họ đều cần có kỹ sư mũ bảo hộ lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp liên doanh, nhưng chúng tôi chưa thể đáp ứng đủ. Thêm vào đó là nhiều kỹ sư bảo hộ lao động ra trường lại không muốn đi theo công trình, không muốn đi làm việc ở các tỉnh xa. .
Trong kỳ tuyển sinh năm 2004, Trường Đại học Công đoàn sẽ tuyển sinh bao nhiêu sinh viên chuyên ngành bảo hộ lao động?
- Dự kiến, chúng tôi sẽ tuyển 150 sinh viên cho khoa bảo hộ lao động hệ chính quy và 2 lớp đào tạo cho những công nhân ưu tú đang làm việc ở các doanh nghiệp. Cả nước, hiện chỉ có Trường Đại học Công đoàn là trường công lập duy nhất đào tạo về bảo hộ lao động và sau khi tốt nghiệp, nhà trường có thể sẽ giới thiệu rất nhiều việc làm đúng ngành nghề cho các em.
Theo Vietbao.vn