Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Chinh thuc phat hanh Danh ba DN det may VN nam 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam xin trân trọng thông báo Danh bạ Doanh nghiệp Dệt  May Việt Nam năm 2015 (Directory 2015) đã được tái bản lần thứ 5 theo định kỳ 3 năm/ lần.

Được biên tập công phu, tỉ mỉ, dựa trên những khảo sát, thống kê chuyên ngành, cuốn sách là cẩm nang chi tiết và toàn diện giới thiệu, phân loại các Doanh nghiệp dệt May trên cả nước theo mặt hàng chính, địa chỉ, liên hệ chi tiết của Doanh nghiệp. Điểm mới của Danh bạ năm nay là có thêm dạng đĩa CD bên cạnh sách giấy. Tất cả Doanh nghiệp Hội viên VITAS sẽ được tặng 01 ấn phẩm sách miễn phí.

Sách hiện đã có bán tại Trụ sở Văn phòng Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tầng 2, 32 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.  Người liên hệ: Ms. Huyền: Tel: 04-39361167/ Email:huyentv@vietnamtextile.org.vn.

Tại phía Nam, xin vui lòng liên hệ VPĐD VITAS tại Tp.Hồ Chí Minh- Lầu 7, Tòa nhà Vinatex Building, số 10 Nguyễn Huệ, Quận 1: Ms. Quỳnh Anh: Tel: 08-22411485/ Email: vitashcm@gmail.com

Nguồn vietnamtextile.org.vn

Xem thêm:

 

Thiên Bằng là đại lý cấp 1 vải păng rim hàn quốc

Tham du le khoi cong xay dung nha may may Vinatex

Sáng ngày 20/9/2015 tại xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Công ty TNHH 1 TV Dệt Kim Đông Xuân cùng Tập đoàn ITOCHU (Nhật Bản) đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà máy May Vinatex Hoàng Mai.

Tham dự buổi lễ trên có Ông Hồ Đức Phước – Bí thư Tỉnh ủy; Ông Nguyễn Xuân Đường – Chủ tịch Tỉnh Nghệ An; Ông Nguyễn Quang Dương – Phó Bí Thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TW; Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam; Ông Trần Quang Nghị - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam cùng đông đảo đại diện lãnh đạo chính quyền sở tại và doanh nghiệp.

Dự án được khởi công xây dựng trên khuôn viên gần 3,2 ha. Giai đoạn I của Dự án được thiết kế với công suất 10,58 triệu sản phẩm dệt kim với thiết bị dây chuyền hiện đại của Nhật Bản, thu hút trên 800 lao động địa phương.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Trần Quang Nghị - Chủ tịch HĐQT Vinatex biểu dương tinh thần quyết tâm, nỗ lực của Công ty TNHH 1 TV Dệt kim Đông Xuân trong việc đầu tư nhà máy tại các địa phương, tạo điều kiện để người lao động không phải xa quê hương mà vẫn đảm bảo việc làm và thu nhập.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu để đầu tư thêm một số nhà máy may trên địa bàn Nghệ An, tạo thành chuỗi các nhà máy may chuyên sản xuất các sản phẩm chất lượng và có giá trị gia tăng cao.

Chủ tịch HĐQT Vinatex cũng cảm ơn lãnh đạo các cấp của Tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục để dự án được khởi công xây dựng và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới để đưa nhà máy vào hoạt động đúng tiến độ.

Xem thêm:

 

xưởng may quần áo công nhân Thiên Bằng

 

Tham vong cua DN det may VN vao thi truong chau Au

Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều có tham vọng tiến sâu vào thị trường châu Âu.

Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam vừa tham gia hội chợ tại Pháp để tìm kiếm cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường châu Âu.

Từ ngày 14 – 17/9, trong khuôn khổ chương trình “Xúc tiến thương mại quốc gia 2015”, Hiệp hội dệt may Việt Nam hỗ trợ hơn 10 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực may mặc Việt Nam lần đầu tiên tham dự Hội chợ Apparel Sourcing, hội chợ uy tín dành cho các doanh nghiệp và nhà cung cấp hàng may sẵn và lần thứ hai tham dự Hội chợ Texworld.

Xem thêm:

 

may quần áo bảo hộ Thiên Bằng

 

 

Với nhiều hoạt động từ trình diễn các bộ sưu tập, tổ chức hội thảo về triển vọng ngành dệt may Việt Nam cho tới trưng bày, giới thiệu sản phẩm và gặp gỡ giao lưu với các đối tác châu Âu và thế giới, sự có mặt của Việt Nam đã gây ấn tượng lớn đồng thời là sự chuẩn bị quan trọng cho một chiến lược dài hạn và phát triển mạnh mẽ hơn của ngành dệt may Việt Nam.

Apparel Sourcing là hội chợ uy tín dành cho các doanh nghiệp và nhà cung cấp hàng may sẵn và Texworld là hội chợ lớn nhất thế giới chuyên về nguyên liệu phụ kiện may mặc thường được tổ chức song song hai lần trong năm vào tháng 2 và tháng 9 tại Paris – thủ đô thời trang của thế giới.

 

Tham dự hai sự kiện lớn này là các doanh nghiệp có tên tuổi trong ngành dệt may Việt Nam như May 10, Hòa Thọ, Jeansresources, Thai Son, Babeeni ...

Trong khuôn khổ hội chợ, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với EVAlliance (liên minh EU – Việt Nam) và Hiệp hội dệt may Việt Nam tổ chức buổi Hội thảo đánh giá về ngành dệt may Việt Nam cũng như cơ hội của ngành sau khi ký kết hiệp định FTA với EU.

 

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch EVAlliance, ông JF.Limantour cho biết hiện nay, Việt Nam đang là nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ 6 tại châu Âu chiếm 3% thị phần. Mặc dù đây còn là con số tương đối khiêm tốn nhưng cần phải chú ý rằng chỉ cách đây 3 năm, Việt Nam vẫn đang xếp thứ 9 trong tổng số 10 nước xuất khẩu may mặc tại khu vực và chỉ chiếm 2,5% thị phần. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu tại châu Âu tăng nhanh và ổn định.

Ông Limantour cũng phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam dựa trên những nghiên cứu và số liệu chi tiết.

 

“Doanh nghiệp Việt Nam khá vững chắc, tổ chức tốt và nhân lực tay nghề cao, chăm chỉ. Việt Nam có nhiều lợi thế để trở thành nhà cung cấp hang đầu của châu Âu trong lĩnh vực dệt may,” ông Limantour đánh giá.

 

Về Hiệp định Thương mại tự do sắp ký với EU, ông Limantour cho rằng, mặc dù có điểm bất lợi là hiệp định  không được cân bằng trong lĩnh vực dệt may, nhưng ngành dệt may có nhiều cơ hội từ hiệp định này để Việt Nam trở thành đối tác thực sự và cân bằng với châu Âu.

 

Chiến lược dệt may đón FTA và TPP

 

Tại hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định chính phủ Việt Nam dành ưu tiên quan trọng cho việc phát triển ngành dệt may và bày tỏ mong muốn Việt Nam và EU tiếp tục hợp tác thành công trong lĩnh vực may mặc.

Đại sứ hy vọng hiệp định Thương mại tự do Việt Nam –EU (FTA) vừa kết thúc đàm phán vào tháng 8/, và sẽ sớm được ký kết sẽ tăng cường sự hiện diện của ngành may mặc Việt Nam tại EU và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đạt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong 3 nước xuất khẩu may mặc hàng đầu tại châu Âu.

Về tác động của Hiệp định FTA VN- EU đối với ngành may mặc Việt Nam, Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Cảnh Cường nhận định, hiệp định sẽ có lợi cho cả hai phía. Ngành dệt may hai bên không nhất thiết phải cạnh tranh đối đầu mà có thể hợp tác tạo ra sức cạnh tranh mới.

“Hai bên có thể tận dụng lợi thế của nhau: Việt Nam có lực lượng đông đảo thợ tay nghề cao còn châu Âu thì có nhiều nhà thiết kế thời trang cao cấp cùng hệ thống phân phối và marketing quy mô toàn cầu. Bên cạnh đó, ngoài các ưu đãi về thuế, việc Chính phủ Việt Nam sẽ cải cách chính sách và quy định nội địa theo yêu cầu của Hiệp định sẽ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu hợp tác sản xuất và qua đó xuất khẩu hàng trên toàn thế giới,” ông Cường đánh giá.

Những thách thức phía trước

Theo ông Trần Văn Phổ, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, việc tham dự tích cực hai hội chợ lần này là sự chuẩn bị cho chiến lược sắp tới của ngành dệt may khi hiệp định FTA với EU được ký kết; trong đó bên cạnh các cơ hội, ngành dệt may không quên xác định cả những thách thức phía trước.

Ông Trần Văn Phổ nhấn mạnh: “Các hiệp định sắp ký như FTA với EU hay TPP sẽ đem lại nhiều cơ hội và chúng tôi tin tưởng vào những hiệp định này và chúng tôi đang có những chiến lược phát triển. Tham dự hội chợ cũng là chuẩn bị cho chiến lược phát triển sắp tới. Khó khăn lớn nhất hiện nay với thị trường châu Âu trước hết là vấn đề nguyên liệu và FTA sắp ký thì phải đến 7 năm sau, ngành dệt may mới được hưởng thuế suất 0%, và đây là một bất lợi đối với chúng ta”.

 

Về việc phát triển ngành trong thời gian tới, ông Phổ chia sẻ, ngành dệt may Việt Nam sẽ phát triển theo hướng hiện đại hiệu quả và bền vững, lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành và tận dụng tối đa các FTA.

 

Cũng trong khuôn khổ hội chợ Apparel sourcing lần này, các sản phẩm may mặc của Việt Nam đã được giới thiệu đến đông đảo khách mời và người tham quan qua màn trình diễn của các người mẫu chuyên nghiệp Pháp.

 

Ước tính hội chợ Texworld và Apparel sourcing có sự góp mặt của hơn 600 doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc đến từ 27 nước và vùng lãnh thổ. Dự kiến trong 3 ngày hoạt động, Hội chợ sẽ thu hút khoảng 14.000 khách mời bao gồm các nhà phân phối bán lẻ, trung gian, đầu tư, marketing,... đến từ 103 quốc gia trên toàn thế giới./.

 

Thùy Vân/VOV – Paris

Lien ket la dieu kien tat yeu de nang cao chat luong dao tao trong nganh det may Viet Nam

Ngày 25/9/2015 tại TP. HCM, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) TP. HCM với sự hỗ trợ của Liên đoàn Giới chủ Na Uy (NHO) đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề thông qua mô hình Ban tư vấn chất lượng”. Đến tham dự có đại diện các doanh nghiệp dệt may và các trường ĐH, CĐ có đào tạo nghề dệt may khu vực TP. HCM.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Ông Võ Tấn Thành - Phó Chủ tịch VCCI/Giám đốc VCCI TP. HCM cho rằng, công tác đào tạo nghề dệt may hiện nay vẫn có nhiều bất cập. Chẳng hạn như: nhận thức của người học chỉ muốn bậc đại học chứ không muốn học nghề; Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (DN) …Ông Thành nhận mạnh rằng, DN cần tích cực hơn trong công tác đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên (SV) thực tập tại đơn vị, chủ động cùng nhà trường tham gia xây dựng chương trình đào tạo, thông tin cho trường về nhu cầu nhân lực của đơn vị. Phía các trường cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, bổ sung cơ sở vật chất, đổi mới chương trình dạy học, đồng thời các trường cũng phải thông tin nhiều hơn về khả năng đào tạo của trường. VCCI sẽ tham gia tích cực trong việc kết nối và hỗ trợ công tác đào tạo nghề.

Xem thêm:

may đồng phục bảo hộ Thiên Bằng

 

 

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trưởng VPĐD Vitas tại TP. HCM nhận định rằng, việc đào tạo sinh viên và nhu cầu của các DN trong giai đoạn hiện tại vẫn còn những khoảng cách lớn. Đó là: Chương trình giảng dạy vẫn còn nhiều chỗ chưa theo kịp với sự biến động, phát triển của khoa học công nghệ, thị trường, luật pháp và các thực tiễn khác tại DN; Cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm, có nhiều nơi vừa thiếu vừa lạc hậu; Đa số các DN sau khi nhận SV vào làm việc đều phải đào tạo bổ sung - việc này vừa  gây mất thời gian vừa tốn kém chi phí cho DN... Bà Mai nhấn mạnh, nhà trường, các DN, hiệp hội cần liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo nghề.

Trao đổi tại hội thảo, ông Kurt Nilssen – chuyên gia của tổ chức NHO cho biết, tại Na Uy đào tạo nghề là 1 trong những chủ đề ưu tiên. Mỗi cuộc họp của NHO đều có nội dung bàn về đào tạo nghề. Công tác đào tạo nghề được thực hiện theo mô hình hợp tác chặt chẽ giữa 3 bên: Cơ quan giáo dục Bộ Giáo dục/Học viện giáo dục, NHO và liên đoàn Lao động. Ông Kurt bày tỏ, Việt Nam tham gia vào cộng đồng ASEAN, mà 1 trong những yêu cầu của tổ chức này là tự do dịch chuyển lao động. Cần có cơ chế sao cho người lao động được cấp chứng chỉ ở Việt Nam sẽ được công nhận ở các nước khác trong ASEAN.

Qua trao đổi, thảo luận, các đại biểu đều khẳng định rằng liên kết là điều kiện tất yếu để nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong điều kiện hiện nay nhằm định hướng đào tạo, tìm hiểu nhu cầu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả nguồn nhân lực xã hội.

Một số giải pháp trong thời gian tới, được các đại biểu nêu ra trong hội thảo gồm:

-         Xác định nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành dệt may, phân cấp đào tạo giữa các trường ĐH, trường cao đẳng nghề và doanh nghiệp.

-         Đổi mới chương trình đào tạo. Đây là vấn đề then chốt quyết định chất lượng của nhà trường. Xây dựng chương trình đào tạo để có thể rút ngắn thời gian đào tạo, tăng thời gian tự đào tạo; có định hướng phát triển kỹ năng, thái độ chuyên nghiệp, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng mềm … cho SV.

-         Tập trung vào các khâu đang là “nút thắt cổ chai” của ngành dệt may như: thiết kế dệt may, khâu nhuộm, in, hoàn tất và thiết kế thời trang. Tăng cường ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, sản phẩm thông minh, thân thiện với môi trường, phù hợp với sức khỏe con người…

-         Xác định chiến lược tuyển sinh và đào tạo nguồn nhân lực dệt, sợi, nhuộm, may ở các bậc khác nhau đáp ứng đủ nhu cầu cho ngành.

-         Nhà trường nghiên cứu các nội dung DN phải đào tạo bổ sung cho người mới nhận vào làm việc để chuyển thành một phần đào tạo ngay tại trường.

-         Các hoạt động hướng nghiệp cần định hướng đúng mức về nghề nghiệp và việc làm, nhằm mục đích tác động thay đổi sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ.

-         DN cần phối hợp với các trường và tạo điều kiện tối đa cho SV về thực tập tại đơn vị và quản lý tốt SV trong thời gian thực tập.

-         Tăng cường hình thức đào tạo theo nhu cầu xã hội. DN có đơn đặt hàng, cung cấp học bổng, đầu tư kinh phí đào tạo cho SV ngay trong thời gian đang học tại trường. DN thông tin rõ về các vị trí cần tuyển dụng để trường cung ứng theo đúng yêu cầu.

-         Nhà trường phối hợp với DN để  đổi mới cơ sở vất chất, phòng thí nghiệm, bổ sung trang thiết bị phù hợp với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ ngành dệt may.

-         Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực, vừa tuyển dụng nhân lực do các trường đào tạo, vừa có kế hoạch đào tạo trong DN theo định hướng phát triển của đơn vị và của ngành.

-         Tăng cường giáo dục cho SV phải luôn nỗ lực hoàn thiện và phát triển kỹ năng như: nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới…khi làm việc tại DN.

 

Qua hội thảo các đại biểu tham dự đều hoanh nghênh việc thành lập Ban tư vấn chất lượng và mong muốn Ban tư vấn sẽ xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động sao cho thực chất và hiệu quả, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, thu hẹp dần khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của DN, góp phần vào sự phát triển của mỗi DN và cả ngành dệt may.

 

Bài và ảnh: Nguyễn Bình

Nguồn vietnamtextile.org.vn

Tranh luan ve QTXX doi voi mat hang may mac

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu định nghĩa về Quy tắc xuất xứ. Không đi sâu vào khái niệm cụ thể, có thể hiểu về bản chất, xuất xứ là quốc tịch của hàng hóa (HH) và QTXX là các quy định được xây dựng để xác định quốc tịch này. Các QTXX về cơ bản gồm hai phần chính: các tiêu chí xác định xuất xứ và các quy chế liên quan tới thủ tục chứng nhận và kiểm tra xuất xứ. Bài viết này sẽ tập trung vào phần thứ nhất.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là nếu vải nhập Trung Quốc sản xuất thành áo sơ mi thì là xuất xứ Việt Nam hay là Trung Quốc?

Tiêu chí xuất xứ không thuần túy áp dụng cho từng nhóm hàng hóa không giống nhau (chẳng hạn tiêu chí đối với hàng dệt may sẽ khác tiêu chí đối với ô tô).

Xem thêm:

Thiên Bằng là đại lý cấp 1 vải păng rim hàn quốc

 

 

Một trong những nội dung quan trọng của các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) nói chung và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là quy tắc xuất xứ (QTXX). Do toàn văn của TPP vẫn chưa được công bố nên chúng ta chưa nắm được nội dung đầy đủ của chương về QTXX trong Hiệp định này. Tuy vậy, nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề có tính kỹ thuật này, dựa trên những thông tin đã có, bài viết sẽ trình bày một cách ngắn gọn bản chất của QTXX trong Hiệp định TPP cũng như đưa ra một số dự báo về ảnh hưởng mà nó đem lại.

Quy tắc xuất xứ (QTXX) là gì?

Không đi sâu vào khái niệm cụ thể, có thể hiểu về bản chất, xuất xứ là quốc tịch của hàng hóa (HH) và QTXX là các quy định được xây dựng để xác định quốc tịch này. Các QTXX về cơ bản gồm hai phần chính: các tiêu chí xác định xuất xứ và các quy chế liên quan tới thủ tục chứng nhận và kiểm tra xuất xứ. Bài viết này sẽ tập trung vào phần thứ nhất.

Về tổng thể, có hai nhóm tiêu chí xuất xứ áp dụng cho hai đối tượng HH khác nhau. Đối tượng thứ nhất là các HH được sản xuất tại duy nhất một quốc gia/vùng lãnh thổ; khi đó HH được coi là có xuất xứ thuần túy tại quốc gia/vùng lãnh thổ này (thí dụ, gạo được trồng cấy và thu hoạch tại Mỹ). Tiêu chí xuất xứ thuần túy trong TPP về cơ bản sẽ giống các FTA khác: liệt kê các trường hợp HH được coi là có xuất xứ thuần túy (chủ yếu là nông, lâm, thủy hải sản và khoáng sản).

Loại thứ hai phức tạp hơn, đó là các HH được sản xuất tại nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau, hay còn gọi là HH có xuất xứ không thuần túy. Chẳng hạn, vải nhập khẩu (NK) từ Trung Quốc (TQ) về Việt Nam (VN) để gia công thành áo sơ mi sẽ có xuất xứ TQ hay VN? Câu trả lời phụ thuộc vào việc HH đã đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ tương ứng với nó hay chưa.

Tiêu chí xuất xứ không thuần túy áp dụng cho từng nhóm HH thường không giống nhau (chẳng hạn tiêu chí đối với hàng dệt may sẽ khác tiêu chí đối với ô tô). Về cơ bản, TPP cũng như các FTA khác xây dựng các tiêu chí xuất xứ dựa trên nguyên tắc HH đã được gia công chế biến đầy đủ; nghĩa là:

(i) HH đã chuyển đổi mã số thuế quan (mã số của HH trong biểu thuế) so với nguyên vật liệu đầu vào NK. Thí dụ: gỗ (Chương 44) có xuất xứ TQ được sử dụng để sản xuất thành bàn ghế tại VN (Chương 94); hoặc

(ii) HH đạt một hàm lượng giá trị khu vực nhất định. Thí dụ: hàm lượng giá trị khu vực đối với mặt hàng ô tô trong TPP là 45%; hoặc

(iii) HH trải qua một số công đoạn gia công chế biến nhất định. Thí dụ: quy tắc “từ sợi trở đi” áp dụng với hàng dệt may trong TPP.

Bên cạnh các tiêu chí xuất xứ chính đó, còn có những quy định chi tiết khác để giúp xác định được một HH có xuất xứ tại các quốc gia trong một FTA như TPP hay không. Điển hình là quy định về cộng gộp xuất xứ sẽ được nhắc tới ở phần sau của bài viết.

QTXX – chốt chặn với hàng hóa Trung Quốc

Vậy TPP cũng như các FTA nói chung đặt ra QTXX để làm gì? Để trả lời câu hỏi này, hãy hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu không có QTXX. Giả sử mặt hàng X xuất xứ TQ; thuế NK mặt hàng này vào Mỹ là 20%, vào VN là 5%. TQ có thể đưa hàng vào VN (với mức thuế 5%), sau đó tái xuất sang Mỹ để hưởng mức thuế NK rất thấp hoặc bằng 0% trong TPP. Nếu vậy, TQ vẫn được hưởng lợi từ TPP không khác gì một thành viên của Hiệp định này.

Điều này sẽ không xảy ra vì có QTXX. Chỉ khi mặt hàng X có xuất xứ TQ đã đáp ứng được QTXX của TPP sau quá trình gia công chế biến tại VN, nó mới có cơ hội hưởng ưu đãi (và khi đó, X đã chuyển hóa thành một HH có xuất xứ TPP). Nếu đơn thuần chỉ tái xuất hoặc gia công giản đơn, X sẽ vẫn mang xuất xứ TQ và không được hưởng ưu đãi khi NK vào Mỹ dù đi đường vòng qua VN.

Ưu đãi đúng đối tượng là mục đích quan trọng nhất của QTXX trong các FTA nói chung và TPP nói riêng. Đây là một lý do cơ bản của việc TQ không được hưởng lợi trực tiếp từ TPP vì không phải thành viên của Hiệp định này.

Tuy nhiên, cũng cần thận trọng: nếu các thành viên TPP dùng nguyên vật liệu/bán thành phẩm của TQ để làm ra thành phẩm đáp ứng tiêu chí xuất xứ thì thành phẩm đó vẫn được hưởng ưu đãi. Một số nước thành viên TPP đã ký các FTA từ trước với TQ, thí dụ VN và TQ đều là thành viên của ACFTA (Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc). Do đó, nguyên vật liệu/bán thành phẩm của TQ vẫn có thể được NK vào VN với thuế suất thấp (nhờ ACFTA), gia công chế biến đến mức đạt tiêu chuẩn xuất xứ và sau đó xuất khẩu sang các nước thành viên TPP và hưởng ưu đãi theo Hiệp định này. TQ trong trường hợp này vẫn gián tiếp hưởng lợi.

Song, việc NK nguyên vật liệu/bán thành phẩm từ TQ có thể giảm nhờ hai nguyên nhân: (i) thuế NK nguyên vật liệu/bán thành phẩm từ các nước thành viên TPP giảm giúp chúng cạnh tranh hơn; (ii) nguyên tắc cộng gộp xuất xứ khi tính hàm lượng giá trị khu vực – chỉ nguyên vật liệu/bán thành phẩm có xuất xứ TPP mới được cộng gộp với nhau – sẽ khuyến khích các nước thành viên TPP mua lẫn nhau thay vì mua từ TQ.

Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Thứ nhất, cần hiểu QTXX không chỉ là chốt chặn với các nước ngoài TPP mà còn là chốt chặn giữa chính các thành viên TPP với nhau vì chỉ các HH đáp ứng được QTXX mới được hưởng ưu đãi. Đối với VN, ngoài nhóm sản phẩm có xuất xứ thuần túy, các sản phẩm sử dụng đầu vào NK (nhất là từ các nước ngoài TPP) sẽ gặp không ít khó khăn vì nhìn chung tiêu chí xuất xứ trong TPP khá chặt. Với tỷ lệ nội địa hóa thấp như hiện nay thì dù VN tham gia TPP, nhiều mặt hàng cũng khó đáp ứng QTXX để hưởng ưu đãi.

Thứ hai, để đạt mức 40-45% theo tiêu chí hàm lượng giá trị không phải là điều dễ dàng, vì thế cũng như các FTA khác, TPP cho phép cộng gộp giá trị nguyên vật liệu/bán thành phẩm của các thành viên với nhau. Thí dụ, nếu HH có 25% giá trị được tạo ra ở Peru và 25% được tạo ra ở VN, theo nguyên tắc cộng gộp, HH sẽ có hàm lượng giá trị TPP là 50%. Như đã nói ở trên, nguyên tắc này sẽ khuyến khích các nước thành viên TPP mua trong nội khối nhiều hơn.

Điều đó sẽ thúc đẩy việc xuất khẩu nhiều sản phẩm nguyên liệu của VN song cũng sẽ có những hệ lụy. Việt Nam có thể vẫn sẽ chỉ xuất khẩu nguyên sản phẩm thô (nhất là nhu cầu gia tăng); hoặc vẫn tiếp tục NK nguyên vật liệu/bán thành phẩm từ các nước TPP về gia công với giá trị gia tăng thấp (do ỷ lại vào nguyên tắc cộng gộp).

Thứ ba, sự cạnh tranh với HH nội địa sẽ đến nhanh nhất từ các HH NK ngay từ đầu đã đáp ứng được QTXX của TPP mà không cần quá trình điều chỉnh sản xuất. Chẳng hạn, các mặt hàng có xuất xứ thuần túy như như thịt, trứng, sữa, đường mía… từ Mỹ, Úc sẽ ồ ạt tràn vào VN. Để đối phó với tình trạng này, trước mắt cần thiết lập các hàng rào kỹ thuật phù hợp để bảo vệ người tiêu dùng và sản xuất trong nước. Trong dài hạn, nâng cao tính cạnh tranh của HH nội địa và giảm chi phí sản xuất là bài toán sống còn, nhất là khi tỷ lệ HH NK đáp ứng QTXX ngày một gia tăng.

Tóm lại, dù tiềm ẩn những thách thức nhưng QTXX của Hiệp định TPP cũng là một cơ hội thúc đẩy VN thay đổi toàn diện hoạt động sản xuất cũng như cơ cấu xuất nhập khẩu nhằm đạt tiêu chí hưởng lợi khi xuất khẩu cũng như cạnh tranh được với HH NK.

Khi toàn văn Hiệp định TPP được công bố, một chương trình đào tạo về QTXX cần nhanh chóng được xây dựng và phổ biến đến cộng đồng doanh nghiệp, trong đó đưa ra khuyến nghị từng nhóm ngành dựa trên các tiêu chí áp dụng với sản phẩm của nhóm ngành đó. Tận dụng được QTXX hay không, cũng như tận dụng được đến đâu phụ thuộc phần lớn vào cộng đồng doanh nghiệp cũng như các chính sách vĩ mô của chính phủ trong thời gian sắp tới.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Von FDI rot manh vao det may phia Nam

Sau khi hiệp định TPP được ký kết, ngành dệt may được xem là lợi thế của Việt Nam lúc này. Vào thời điểm này, vốn FDI được rót mạnh vào dệt may, công nghiệp hỗ trợ cho phía Nam, cụ thể là Đồng Nai

Sau 9 tháng đầu năm, các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đều hoàn thành vượt kế hoạch năm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đóng góp trực tiếp vào kết quả này là các dự án trong lĩnh vực dệt may và công nghiệp hỗ trợ.

Xem thêm:

 

xưởng may quần áo công nhân Thiên Bằng

 

Ông Mai Văn Nhơn, Phó trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, 9 tháng đầu năm, địa phương này đã thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn FDI, gấp đôi kế hoạch năm. Hầu hết các dự án mới được cấp phép đều đúng định hướng thu hút đầu tư của Đồng Nai là các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dự án thân thiện môi trường…

Cụ thể, cuối tháng 9, tỉnh Đồng Nai đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Kenda Việt Nam (Đài Loan) với tổng vốn 160 triệu USD, xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Giang Điền. Nhà máy này chuyên sản xuất lốp ô tô, với công suất khoảng 7,5 triệu sản phẩm/năm, chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

 

Trong lĩnh vực dệt may, tháng 4 năm nay, Đồng Nai đã cấp phép cho dự án “khủng” của Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai (Thổ Nhĩ Kỳ) với tổng vốn đăng ký 660 triệu USD. Mục tiêu hoạt động của Dự án là sản xuất và gia công các loại sợi như: sợi vải mành, sợi spandex, nylon, polyester, sợi để sản xuất thảm; sản xuất các loại vải bao gồm vải mành, vải dệt; sản xuất sợi thép các loại dùng làm lốp…

 

Tại TP.HCM, theo ông Trần Việt Hà, Trưởng phòng đầu tư, Ban quản lý Các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM (Hepza), trong 9 tháng đầu năm, Hepza đã thu hút hơn 757 triệu USD vốn đầu tư (kể cả cấp mới và điều chỉnh tăng vốn), đạt 108,24% kế hoạch, tăng 29,96% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng vốn FDI đạt hơn 514 triệu USD, tăng hơn 69% so với cùng kỳ 2014.

 

Cũng theo ông Hà, thời gian qua, ngoài các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có quy mô vốn không lớn, Hepza đã tiếp nhận một số dự án điều chỉnh tăng vốn lớn trong lĩnh vực dệt may. Đơn cử, Dự án của Công ty TNHH Worldon Việt Nam (Hồng Kông) đã tăng vốn thêm 160 triệu USD để mở rộng sản xuất, đưa tổng vốn mà doanh nghiệp này đăng ký đầu tư lên 300 triệu USD.

 

 

 

 

Trong 9 tháng qua, tỉnh Bình Dương đã thu hút gần 1,5 tỷ USD vốn FDI, vượt gần 50% kế hoạch cả năm. Trong đó, có 141 dự án cấp mới với vốn đầu tư 817 triệu USD và 89 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm 660 triệu USD vốn. Đáng chú ý, có một số dự án mới được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có quy mô vốn khá lớn.

Có thể kể đến dự án của Công ty TNHH quốc tế GREAT JD có mục tiêu sản xuất thiết bị thể thao, linh kiện xe tay ga, linh kiện xe đạp…, với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD; hay dự án của Công ty TNHH NPC TODA chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa các loại, có vốn đầu tư 30 triệu USD.

 

Theo đánh giá của các địa phương, từ nay đến cuối năm và có thể cả trong năm 2016, vốn FDI trong lĩnh vực dệt may, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao… sẽ là dòng vốn chủ đạo đóng góp trực tiếp vào kết quả thu hút đầu tư. Lý do là việc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang ở những vòng cuối. Cùng với đó, các địa phương đã và đang có những động thái tích cực để mời gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao.

 

Với việc Dự án Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 282 triệu USD, diện tích sử dụng đất hơn 400 ha được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cuối tháng 7/2015, nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có dòng vốn lớn trong lĩnh vực này vào Đồng Nai. Theo đó, ngay sau khi Tập đoàn Amata (Thái Lan), với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp này, sẽ có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư tại đây.

 

Còn theo ông Nhơn, hiện có một số doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, Hàn Quốc đang quan tâm đến việc đầu tư tại Đồng Nai. Tuy nhiên, dù các doanh nghiệp nói trên chưa đầu tư thì các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghệ nghệ cao, dự án thân thiện môi trường… vẫn được tỉnh Đồng Nai mời gọi, thu hút đầu tư trong thời gian tới.

 

Theo Hồng Sơn (baodautu.vn)