Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Giai phap thuc hien chien luoc PT nganh CN det may VN tu 2015-2020

      1. Giải pháp về đầu tư
      2. a) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
      3. b) Xây dựng các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt, nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo, sản xuất nguyên phụ liệu, để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong đó ưu tiên các dự án sản xuất vải dệt thoi phục vụ cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
      4. c) Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Dệt May có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và lao động có khả năng đào tạo.
      5. d) Phối hợp với các địa phương đầu tư phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng vùng bông có tưới, từng bước đáp ứng nhu cầu bông cho ngành dệt, sợi.
      6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

      Triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May Việt Nam theo các nội dung sau:

      1. a) Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt May, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm.
      2. b) Mở các khoá đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm tiêu chuẩn môi trường và lao động).
      3. c) Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khoá đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
      4. d) Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.
      5. e) Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt May, xây dựng Trường Đại học Dệt May và Thời trang để tạo cơ sở vất chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.
      6. g) Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành.
      7. Giải pháp về khoa học công nghệ
      8. a) Tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

      - Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu.

      - Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam.

      1. b) Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm Dệt May.
      2. c) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế. Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm Dệt May, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Dệt May trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật.
      3. d) Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái Dệt May và Trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008-2010.
      4. e) Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Dệt May, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử.
      5. g) Nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành Dệt May.
      6. Giải pháp thị trường
      7. a) Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường Dệt May trên thị trường quốc tế.
      8. b) Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục.
      9. c) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại.
      10. d) Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế. Chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
      11. e) Tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh của ngành Dệt May Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
      12. g) Bố trí đủ cán bộ pháp chế cho các doanh nghiệp trong ngành để tham gia soạn thảo, đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế.
      13. Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu
      14. a) Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành.
      15. b) Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý.
      16. Giải pháp về tài chính
      17. a) Vốn cho đầu tư phát triển

      Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, ngành Dệt May Việt Nam huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hoá các doanh nghiệp, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ.

      1. b) Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử tý môi trường

      Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành Dệt May Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

      Nhà nước cho doanh nghiệp Dệt May được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường.

      Điều 2. Tổ chức thực hiện

      1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Chiến lược, như sau:
      2. a) Lập, thẩm tra và phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
      3. b) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và phê duyệt Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, Chương trình phát triển cây bông, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may.
      4. c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
      5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương hỗ trợ kêu gọi đầu tư nước ngoài và hướng dẫn các thủ tục đầu tư thực hiện triển khai Chiến lược và Quy hoạch.
      6. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các cơ chế chính sách tài chính để hỗ trợ triển khai thực hiện các Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, Chương trình phát triển cây bông, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May.
      7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển các vùng trồng bông có tưới, đảm bảo mục tiêu cung cấp nguyên liệu bông cho ngành dệt.
      8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo phát triển và ổn định nguồn nhân lực cho ngành Dệt May.
      9. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công Thương và Hiệp hội Dệt May Việt Nam hướng dẫn, tư vấn cho các doanh nghiệp trong ngành Dệt May giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế.
      10. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương tạo điều kiện hỗ trợ quỹ đất, giải quyết các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng để triển khai nhanh các dự án của ngành Dệt May.

      Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

      Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

      Trích: QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 36/2008/QĐ-TTg

      Xem thêm:

       

      >>>> May Thiên Bằng - may quần áo bảo hộ tại Hà Nội

       

Quyết định 36/2008/QĐ-TTg nói gì về định hướng phát triển ngành dệt may 2015-2020

Định hướng phát triển của ngành công nghiệp dệt may dưới đây được trích dẫn từ quyết định của thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng số 36/2008/QĐ-TTg

  1. Sản phẩm
  2. a) Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
  3. b) Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành.
  4. c) Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này.
  5. d) Xây dựng Chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt.
  6. Đầu tư và phát triển sản xuất
  7. a) Đối với các doanh nghiệp may:

Từng bước đi dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.

  1. b) Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải:

Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường.

  1. c) Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng bông xơ.
  2. Bảo vệ môi trường
  3. a) Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dệt May và các quy định pháp luật về môi trường.
  4. b) Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp.
  5. c) Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt may, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000.
  6. d) Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt May theo hướng thân thiện với môi trường.
  7. e) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường.
  8. g) Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế.

Trích: QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 36/2008/QĐ-TTg

Xem thêm:

 

>>>> Xưởng May quần áo Bảo hộ lao động tại Hà Nội

Nganh det may VN va con duong di tat yeu cho su PT

Vì sao ngành dệt may đòi hỏi nhu cầu vốn không lớn, giải quyết được nhiều lao động chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, sử dụng ít tài nguyên không tái tạo lại được như đất, nước và năng lượng lại không trở thành con đường đi tất yếu trong thời kỳ hội nhập TPP như hiện nay?

Dệt may và con đường đi tất yếu

Trong lịch sử phát triển kinh tế, một  số quốc  gia  như  Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có giai đoạn đi lên từ ngành công nghiệp dệt may, để rồi trở thành những “con rồng” châu Á. Lý do là ngành dệt may đòi hỏi nhu cầu vốn không lớn, giải quyết được nhiều lao động chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, sử dụng ít tài nguyên không tái tạo lại được như đất, nước và năng lượng. Ngoài ra, ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động này không tạo ra nguy cơ của các cú sốc cho nền kinh tế như bất động sản hay tài chính…

Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, ngành dệt may đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 2,5 triệu lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao động gián tiếp (thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ, kho bãi, vận chuyển…). Với mức thu nhập trung bình 4,5 triệu đồng/tháng/người, tương đương 54 triệu đồng/năm thì tổng quỹ lương chi trả cho 2,5 triệu lao động trực tiếp trong 1 năm là 135 ngàn tỷ đồng (tương đương 6,7 tỷ USD) là một con số không nhỏ, đóng góp đáng kể vào chi tiêu xã hội và tăng trưởng kinh tế.

Là một ngành ít sử dụng tài nguyên không tái tạo, nhưng dệt may mang đến thu nhập hiệu quả cho người dân. Làm một phép tính đơn giản, chỉ cần trên 1 ha đất để xây dựng một nhà máy may tạo việc làm cho trên  1.000 công nhân, với thu nhập của người lao động trong một năm xấp xỉ 54 triệu đồng, tổng thu nhập tiền công từ 1ha đất đã là trên dưới 54 tỷ đồng. Với một đất nước xuất phát điểm từ nông nghiệp đang trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, thì số tiền người lao động thu được từ 1 ha đất như vậy được tính là rất hiệu quả.

Đặc biệt trong những năm qua, dệt may là ngành tiên phong đưa nhà máy về vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Từ Bắc vào Nam, nơi nào có nhà máy dệt may, nơi đó người dân không chỉ đảm bảo thu nhập mà còn được học nghề, làm quen với văn hóa, tác phong công nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống và tri thức. Dệt may không chỉ góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang công nghiệp trong công cuộc đổi mới và trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước mà còn giúp xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Hiện nay có một số quan điểm cho rằng dệt may là ngành công nghiệp nhẹ, mang lại giá trị gia tăng chưa cao. Tuy nhiên cần đánh giá một cách toàn diện điều kiện của nền kinh tế Việt Nam cũng như mặt bằng dân trí. Nếu chỉ tập trung vào ngành công nghệ cao thì gần 3 triệu người lao động phổ thông sẽ đi đâu và làm gì? Và bài toán việc làm cho một lực lượng lao động không nhỏ sẽ giải quyết như thế nào?

Hướng đến phương thức sản xuất tiên tiến

Sản xuất xuất khẩu theo hình thức gia công (CMT) là một bước phát triển tất yếu, đóng vai trò quan trọng trong những bước đầu của tiến trình hội nhập thế giới của ngành Dệt May Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, các yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh cho phương thức sản xuất CMT như chi phí lao động thấp dần mất đi. Cùng với đó, thách thức toàn cầu đã đặt các nhà sản xuất dệt may Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh lớn hơn, đòi hỏi các nhà cung cấp phải có khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trọn gói với chất lượng ngày càng cao, giá thành cạnh tranh và thời hạn giao hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người mua trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong những năm qua đang dịch chuyển dần từ gia công với tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu cao sang hình thức sản xuất tự chủ nguyên liệu (FOB) và sản xuất trọn gói kèm thiết kế (ODM) để đáp ứng yêu cầu người mua và tạo giá trị gia tăng cao hơn.

Trong hơn 10 năm qua, với  sự nỗ lực của  toàn Ngành, tỷ lệ nội địa hóa được cải thiện đáng kể. Từ chỗ chỉ có 20 đến 25% giá trị gia tăng được tạo ra tại Việt Nam trong sản phẩm dệt may xuất khẩu vào những năm 2000-2001, thì đến nay con số này đã tăng lên 49 - 50%. Hơn nữa, với việc kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 20% mỗi năm thì lượng nguyên liệu trong nước sử dụng trong hàng dệt may xuất khẩu đã tăng lên hàng chục lần trong 10 năm qua. Ngoài ra, từ việc chỉ xuất khẩu hàng may mặc đơn thuần thì những năm gần đây, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Ngành có một bộ phận không nhỏ của sợi và phụ liệu dệt may. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào khoảng 2 tỷ USD/năm. Như vậy, nguyên liệu dệt may sản xuất trong nước đã bước đầu đáp ứng nhu cầu sản xuất nội địa, đồng thời đã xuất khẩu ra thị trường thế giới và được nhiều bạn hàng quốc tế tin dùng.

Chỉ tính riêng kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2014, ngành dệt may tiếp tục ghi dấu ấn và khẳng định được vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn về xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 18,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó xuất khẩu may mặc đạt 15,5 tỷ USD, xơ sợi dệt đạt 1,9 tỷ USD, vải kỹ thuật 340 triệu USD và nguyên phụ liệu 520 triệu USD. Dự kiến, theo đà này năm 2014 DMVN sẽ đạt KNXK khoảng 25,4 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2013.

Đối với Vinatex, Tập đoàn đã hướng tới mục tiêu chiến lược nâng cấp và liên kết các công ty thành viên theo mô hình ODM nhằm đạt được tầm nhìn và nhiệm vụ của đề án tái cấu trúc doanh nghiệp mà Tập đoàn đã đề ra. Theo ông Đặng Vũ Hùng –Phó TGĐ Vinatex, khi thực hiện được sản xuất theo phương thức ODM, thì cả hệ thống may mặc, dệt nhuộm, phụ liệu sẽ theo đó mà cùng phát triển tốt. Hiện nay, Vinatex đang thực hiện một số giải pháp mang tính chiến lược như tập trung kêu gọi nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài có thế mạnh về các sản phẩm còn thiếu hụt ở Việt Nam như nguyên liệu xơ visco, polyester, đầu tư vào các vùng trồng cây nguyên liệu để đảm bảo tăng tỷ trọng so với những năm trước đây, để tạo nguồn nguyên phụ liệu trong nước, ổn định sản xuất và tăng tỷ lệ nội địa hóa. Phát triển mối quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất có công nghệ dệt may tiên tiến. Quy hoạch lại việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ phát triển thị trường, thiết kế giỏi, sáng tạo.

Dệt May là một trong số ít các ngành của Việt Nam có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác vì vậy ngành được Chính phủ nhìn nhận và coi là một trong những ưu tiên tại bàn đàm phán các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), các Hiệp định thương mại Việt Nam - EU và Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan…Để hàng dệt may được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, các sản phẩm phải đáp ứng được các điều kiện về “xuất xứ” theo các điều khoản của hiệp định như đáp ứng được tiêu chuẩn “quy tắc bắt đầu từ sợi” hoặc “quy tắc bắt đầu từ vải”… Vì vậy, để đạt được những lợi ích từ các hiệp đinh  FTA, ngành công nghiệp dệt may Việt vẫn tập trung vào tăng cường các thành phần trong chuỗi cung ứng (từ sợi, vải, may mặc) và tạo mối liên kết tốt giữa các khâu sản xuất. Điều này sẽ tạo ra động lực để nâng cấp từ phương thức sản xuất cấp thấp lên sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Phương thức sản xuất ODM: Con đường phát triển của DMVN

Hiện tại, Vinatex – đơn vị nòng cốt và dẫn đầu ngành Dệt May Việt Nam, có đầy đủ các cấu phần cần thiết để tạo lập một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh nhưng chưa được tích hợp để hoạt động mô hình kinh doanh ODM. Việc thành lập Công ty Vinatex International là cần thiết nhằm thực hiện chiến lược phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu xây dựng và phát triển hình thức sản xuất kinh doanh ODM, liên kết chuỗi sản xuất Dệt - Nhuộm - May với các mặt hàng chính như dệt kim, kaki, sơ mi và áo khoác, lấy khâu Dệt - Nhuộm làm nòng cốt để tăng cường khả năng phát triển sản phẩm, sử dụng tối đa nguyên liệu vải tại chỗ để phục vụ sản xuất kinh doanh ODM, cung cấp cho khách hàng giải pháp may mặc trọn gói.

Bước đầu đã có những doanh nghiệp thành công với kết quả tăng trưởng ổn định, hình thành được chuỗi liên kết hoàn chỉnh, cung ứng làm hàng FOB, ODM. Đơn cử như Tổng Công ty CP Phong Phú - một doanh nghiệp lớn của Tập đoàn - đã tự hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh để đưa ra giải pháp trọn gói cho khách hàng. Các doanh nghiệp mạnh khác như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, Đức Giang là những đầu kéo quan trọng tạo lực cho sản xuất. Đầu tư của các doanh nghiệp khối dệt cũng được định hình theo hướng liên kết với nhau để cung ứng trọn vẹn sản phẩm. Việc hình thành chuỗi sản xuất sản phẩm dần theo hướng sản xuất ODM đã được triển khai hiệu quả, tạo chuỗi sản phẩm liên kết ở các doanh nghiệp như chuỗi dệt kim Hanosimex và dệt kim Vinatex, chuỗi sản phẩm dệt thoi 8/3 - Dệt May Nam Định - các công ty may khu vực đồng bằng sông Hồng.

Chủ động nguồn nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng, đi lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu là những mục tiêu ngành Dệt May Việt Nam đang hướng tới nhưng xét một cách toàn diện về điều kiện kinh tế - xã hội và mặt bằng chung của các doanh nghiệp Việt Nam, quá trình này rất gian nan, đòi hỏi sự đầu tư lớn về công sức và thời gian cũng như tư duy dám nghĩ dám làm của lãnh đạo Ngành, Tập đoàn và các đơn vị. Song với những cơ hội và thách thức đang đặt ra, khó nhưng vẫn phải làm và khó không có nghĩa là không làm được.

Nguồn: Vinatex.com.vn

Xem thêm:

 

>>>> Xưởng May quần áo Bảo hộ lao động tại Hà Nội

Nhin lai con duong xuat khau det may VN toi My

2 thập kỷ đã qua, dệt may VN đã có những bước tiến ngoạn mục trong việc chinh phục và mở rộng thị trường Mỹ - một thị trường vô cùng khó khăn với những quy định ngặt nghèo nhất. Và kết quả là con số vô cùng ấn tượng: xuất khẩu 20 tỷ USD hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ trước năm 2020 là hoàn toàn khả thi.

Chấp nhận mạo hiểm tìm thị trường mới

Nhớ lại những năm đầu thập niên 90, khi thị trường dệt may chính của Việt Nam là Liên Xô cũ và Đông Âu tan vỡ, các DN dệt may Việt Nam với ý chí kiên định, đã không thể cho phép mình sụp đổ theo. Nhiều doanh nghiệp đã có ý nghĩ táo bạo: tiến vào thị trường phương Tây. Trong hàng đầu dũng cảm ấy có các doanh nghiệp mà nay tên tuổi trở nên đáng nể ở Việt Nam như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, May Hồ Gươm… Quốc gia phương Tây mà các DN dệt may VN hướng tới đầu tiên là Mỹ. Nếu chinh phục được thị trường khó tính bậc nhất là Mỹ, sẽ vào được các thị trường khó tính nhưng khổng lồ khác là châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Nhưng thị trường Mỹ khiến các DN Việt choáng ngợp không chỉ bởi rào cản thương mại, mà còn là hệ thống quy định về chất lượng, quy cách, công nghệ, môi trường phức tạp nhất. Mỹ là thị trường lớn và đặc biệt đối với cả thế giới, thói quen tiêu dùng hàng dệt may của người Mỹ cũng khác Đông Âu, họ chuộng hàng dệt kim mức giá trung bình và thường mua nhiều hàng một lúc, thay mới liên tục. DN Việt phải đối diện trước một thử thách chưa có tiền lệ, đang từ thói quen SX theo phương thức kế hoạch hóa, đơn hàng nhỏ lẻ và dễ tính, phải thay đổi để tiếp cận một thị trường lớn, luôn cạnh tranh mang tính tư bản, có thể chấp nhận yếu tố mới nhưng cũng sẵn sàng đào thải các tên tuổi lớn nếu không còn đáp ứng nhu cầu thị trường. Các DN Việt Nam buệc phải đầu tư mạnh để thay đổi máy móc, mua công nghệ mới, đào tạo nhân sự để quản lý, sử dụng hệ thống dây chuyền SX, công nghệ mới. Hơn nữa, còn phải thay đổi ý thức trong kinh doanh, thay đổi tư duy từ làm manh mún sang việc nâng cao trình độ quản lý để xử lý đơn hàng lớn. Đây là quyết định vô cùng khó khăn trong lúc chúng ta chưa biết rõ các rào cản thương mại sẽ được dỡ bỏ chính xác lúc nào. Việt Nam cần đầu tư và nhập khẩu công nghệ tiên tiến để phát triển công nghiệp phụ trợ, đa dạng nguồn nguyên liệu... để tự chủ được đầu vào, có công nghệ hiện đại để sản xuất ra những mặt hàng đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính là Mỹ.

Trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng, một số DN dệt may VN chọn giải pháp hợp tác với nhau để cùng thực hiện đơn hàng lớn cho thị trường Mỹ. Cũng có DN phối hợp tốt được với khách hàng Mỹ, trong đó khách chấp nhận đầu tư máy móc, thiết bị cho DN Việt để DN này đủ năng lực SX đơn hàng lớn và khách bao tiêu sản phẩm. Điều đó có nghĩa các DN cần bước phát triển vượt mình, bứt phá để vươn lên tầm cao mới.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam tỏ ra khá e dè trong việc đầu tư này. Bởi vào thời điểm đó, chúng ta ở thế đứng khá chông chênh - Hiệp định Thương mại Việt Mỹ chưa biết bao giờ mới được phê chuẩn, thị trường Mỹ chưa biết đến khi nào mới được khai thông, nếu dốc toàn lực để đầu tư mà thị trường không “mở” thì ai cứu doanh nghiệp?

Bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch HĐQT Công ty May Hồ Gươm là một trong những lãnh đạo DN May VN đầu tiên tới Mỹ thăm dò thị trường. Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, tuy nhiên đó mới là chủ trương của hai Chính phủ, còn việc hợp tác cụ thể giữa doanh nghiệp hai nước còn rất nhiều rào cản cũng như thiếu thông tin hiểu biết lẫn nhau. Hiệp định thương mại dệt may Việt-Mỹ cũng chưa được ký kết. Các DN Mỹ chưa tin tưởng vào DN dệt may Việt Nam. May Hồ Gươm đã sáng tạo trong cách làm, thông qua một đối tác Hongkong, vốn đã quen và dày dạn kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ, để kết nối với thương hiệu danh tiếng Levis Strauss. Với một thị trường mới và khó tính, không thể đơn thương độc mã mà làm được. Hồ Gươm còn chấp nhận bước đi mạo hiểm, chuyển đơn hàng cho khách ở Mỹ xong, khách chấp nhận được mới chuyển tiền. Để đảm bảo hàng đúng quy định khắt khe của Levis, may Hồ Gươm đã phải thay một loạt máy móc cũ, đầu tư mua máy mới và vận dụng nhiều phương pháp mới. Xác định cần đi trước, chấp nhận cả rủi ro để khai mở con đường mới, May Hồ Gươm đã thành công với khách hàng đầu tiên. Năm 1996, bà Ninh Thị Ty đã được Bộ Thương Mại khen thưởng vì thành tích là một doanh nghiệp may tuy nhỏ, nhưng đã tiên phong khai thác thị trường Mỹ thành công. Sau khi May Hồ Gươm làm được ở thị trường Mỹ, các DN khác của Việt Nam vững tin hơn, mạnh dạn đầu tư và tiến bước sang thị trường khổng lồ này.

 

Và cuối cùng, các DN dệt may Việt Nam đã chọn cách lớn dần lên. Đầu tư trước để đón cơ hội. Quyết tâm đưa hàng dệt may VN vào Mỹ đã trở thành động lực lớn khiến dệt may Việt Nam tạo một bước chuyển mình lớn và mạo hiểm, tiến lên phát triển bắt kịp xu thế của thế giới. Động lực ấy tạo nên sức ép khiến các DN suy nghĩ, sáng tạo tìm ra những phương thức phù hợp để mạnh dạn đầu tư theo đúng lộ trình thời gian đưa ra, bên cạnh đó năng nổ đi tìm kiếm thị trường để có đơn hàng SX. Và cứ thế, DN dệt may đã vượt qua những khó khăn ban đầu ở việc thiếu vốn, thiếu nhân sự chất lượng, thiếu công nghệ… thực hiện bước tiến mạnh mẽ mà ban đầu tưởng chừng bất khả thi.

 

“Hổ” lắp thêm cánh

 

Khi Hiệp định dệt may Việt Nam – Mỹ có hiệu lực từ ngày 01/05/2003, con đường mới đã mở ra cho các DN dệt may Việt Nam. Với sự chuẩn bị đón đầu kỹ lưỡng cho cơ hội này, hàng dệt may Việt Nam đã tiến đến thị trường rộng lớn của Mỹ và đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu cao, từ 10 tới 20%/năm. Một khi hàng dệt may Việt Nam lọt qua được rào cản của Mỹ chứng tỏ có tiến bộ và nó như giấy thông hành để hàng hóa Việt Nam đi các thị trường khác. 10 năm sau khi Hiệp định được ký kết, xuất khẩu dệt may của ViệtNam vào thị trường Mỹ trong năm 2013 đã đạt gần 8,6 tỷ USD. Tới năm 2014 đạt khoảng 10 tỷ USD. Quả là con số ấn tượng. Xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ tăng vọt, khiến các DN dệt may Việt Nam như hổ được lắp thêm cánh. Các DN đầu tư mạnh mẽ hơn, năng động tìm kiếm thêm thị trường châu Âu, Nhật, Hàn, và cũng đạt được thắng lợi  mỹ mãn. Sức cạnh tranh của các DN dệt may VN cũng được tăng cường. Qua đó, kinh nghiệm thị trường, cũng như mối quan hệ với bạn hàng của DN dệt may Việt Nam cũng dày dặn thêm lên. Ta đã tạo được một nền tảng dệt may vững chắc để phục vụ tốt nhu cầu cao của thế giới. Chúng ta cũng được rèn luyện và sở hữu đội ngũ nhân sự dệt may chuyên nghiệp, sánh ngang các cường quốc dệt may thế giới. Việt Nam đã bước đầu hội nhập thành công chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu và đứng trong Top 5 các nước SX hàng dệt may hàng đầu thế giới, và đang phấn đấu vào vị trí thứ 4. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ Hai trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ (chỉ sau Trung Quốc). Hiện dệt may Việt Nam chiếm khoảng 9% thị phần tiêu thụ tại Mỹ. Dự kiến, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Mỹ sẽ đạt 11 tỷ USD năm 2015 và đạt 20 tỷ USD trước năm 2020.

 

Lịch sử có lặp lại?

 

Vào năm 2013, đã có một sự kiện quan trọng tiếp theo cho dệt may nói riêng và Việt Nam nói chung khi chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một bước tiến mới nâng cấp quan hệ giữa hai nước từ bình thường hóa lên đối tác toàn diện, hứa hẹn tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước. DN dệt may VN càng thuận lợi hơn trong việc mở rộng xuất khẩu vào thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới, với hơn 100 tỷ USD/năm. Hiện nay, dệt may Việt Namchiếm khoảng 4% thị phần cung ứng hàng dệt may cho toàn cầu. Tại thị trường Mỹ, nơi Trung Quốc vốn giữ thị phần XK số 1 tại đây với hơn 50% thị phần trước đây, nay đã giảm mạnh chỉ còn 37%. Dệt may Việt Nam hiện đã tăng thị phần tại Mỹ, hiện giữ vị trí thứ 2 với khoảng 9%.

 

Vào thời điểm này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội cũng như thách thức mới khi Hiệp định TPP đã qua nhiều vòng đàm phán và sắp được ký kết, trong các nước thành viên có Vệt Nam và Mỹ. Luật chơi đã đổi thay và muốn tận dụng được cơ hội này để bứt phá phát triển nhảy vọt thêm lần nữa, Việt Nam lại cần gồng mình để đầu tư, chuyển đối phương thức SX CMT sang ODM và tiến tới OBM. Muốn đầu tư được chuỗi cung ứng toàn diện từ khâu sợi trở đi, Việt Nam cần mở nút thắt ở khâu dệt-nhuộm hoàn tất, thiết kế và thị trường. Đây là những khâu yếu và vô cùng khó khăn đối với DN dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không mạnh dạn đầu tư để thay đổi, thì lợi thế từ Hiệp định TPP sẽ rơi vào tay các doanh nghiệp FDI. Lịch sử đang lặp lại, liệu các DN dệt may VN có dũng cảm vượt qua khó khăn của khâu yếu nhất, vươn lên lớn mạnh lần nữa như đã thực hiện cú nhảy vọt ngoạn mục từ 2003 tới nay hay không?

 

Tập đoàn Dệt May Việt Nam với vị trí đầu tàu dẫn dắt toàn Ngành, cũng đang thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, khi trong năm 2014 đã thực hiện tái cơ cấu thành công, chuyển đổi thành Tập đoàn cổ phần, và với sự đầu tư mới từ các đối tác chiến lược ngoài Nhà nước, Tập đoàn đã đi đầu trong việc liên kết các DN trong Tập đoàn, đầu tư theo mô hình chuỗi cung ứng sợi-dệt - nhuộm hoàn tất-may, trở thành một điểm đến toàn diện cho khách hàng. Nếu mô hình này được thực hiện thành công, sẽ thúc đẩy các DN trong toàn Ngành cùng làm theo, tạo nên sức mạnh để dệt may VN vận hành nhịp nhàng trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, nắm bắt cơ hội lớn mạnh vượt bậc, phục vụ nhu cầu hàng dệt may khổng lồ của Mỹ cũng như toàn thế giới.

Nguồn: Vinatex.com.vn

Xem thêm:

 

>>>> May đồng phục bảo hộ lao động theo yêu cầu tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng

 

Quan diem PT nganh det may VN 2015-2020 trong quyet dinh 36/2008/QD-TTg

Quan điểm phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, dự kiến đến năm 2020 được trích dẫn trong quyết định số 36/2008/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

  1. Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu vừa không kịp thời.
  2. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.
  3. Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.
  4. Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
  5. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.

Trích: QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 36/2008/QĐ-TTg

Xem thêm:

 

>>>> May Thiên Bằng - may quần áo bảo hộ tại Hà Nội

 

DN det may tieu bieu mien trung Huegatex

Trong thời gian qua, dù khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài cũng như những khó khăn nội tại, nhờ phát huy truyền thống 27 năm xây dựng và trưởng thành, Huegatex đã đoàn kết một lòng, phát huy nội lực, tận dụng cơ hội nên Công ty đã dần vượt qua thách thức, xây dựng hệ thống quản lý và phát triển nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, đảng viên và người lao động, phát triển Công ty lớn mạnh, bền vững; trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của khu vực miền Trung và tích cực chủ động hội nhập quốc tế.

Từ những quyết sách đúng đắn, linh hoạt

Hầu hết NLĐ ở Huegatex đều thừa hưởng tinh thần cần cù lao động, chịu thương chịu khó và tiết kiệm, chắt chiu của người miền Trung, bên cạnh đó, Ban Lãnh đạo Huegatex còn luôn tuyên truyền những phẩm chất văn hóa truyền thống của ngành dệt may để tập thể NLĐ cùng đoàn kết, hội tụ năng lượng, phấn đấu vì một ngôi nhà chung vững bền. Trong những năm qua, Huegatex đã có được hiệu quả sản xuất kinh doanh đáng kinh ngạc. Trên năng lực và những tiềm năng hiện có, cùng với những quyết sách đúng đắn, linh hoạt và quyết liệt của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Huegatex dự tính sẽ đạt được kết quả đáng mừng trong năm 2015 với tổng doanh thu là 1.514 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu tính đủ là 102 triệu USD. Thu nhập bình quân là 5.700.000 đồng/ người/tháng. Các sản phẩm thế mạnh của Huegatex luôn đạt chất lượng ổn định. Sản lượng sợi khoảng 13.200 tấn, chất lượng ổn định đã góp phần tăng sản lượng sợi xuất khẩu gần 50%. Sản lượng vải dệt kim đạt 1.300 tấn, chủ yếu phục vụ cho các đơn hàng FOB. Về lĩnh vực may, Huegatex chủ động tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc giữ vững các bạn hàng truyền thống, cải tiến công tác quản lý, nâng cao năng suất, đảm bảo cạnh tranh và mang lại hiệu quả. Sản lượng may năm 2015 đạt xấp xỉ 18 triệu sản phẩm. Sản lượng may đạt cao là do Công ty đã tập trung xây dựng hệ thống quản lý, giải quyết đồng bộ khâu cung ứng nguyên phụ liệu, nâng cao năng suất lao động. Chất lượng cũng tăng lên tương xứng, từ đó đã ký kết được những đơn hàng có giá trị cao.

Có được kết quả đó, Công ty đã thiết lập chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm, phát triển khách hàng, xây dựng Chương trình hành động sát với thực tế, đúng trọng tâm, trọng điểm; kiên định theo đuổi mục tiêu, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ phù hợp với mô hình quản lý. Điểm nổi bật trong ba năm trở lại đây là công tác đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng thêm Nhà máy May 2 của Công ty Thiên An Phát, Nhà máy May 3 của Công ty cổ phần Dệt May Huế và Nhà máy May 1 của Công ty Thiên An Phú đã góp phần xứng đáng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của giai đoạn 2010-2015.

Huegatex đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020: Tổng doanh thu 2.220 tỷ đồng; Kim ngạch xuất khẩu đạt 240 triệu USD, Thu nhập bình quân NLĐ đạt trên 8.000.000 đồng/người/tháng; Công ty duy trì mức tăng trưởng hàng năm từ 10-12%. Lợi nhuận đạt 90% vốn điều lệ, nộp ngân sách 45 tỷ đồng/năm.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Theo quan điểm hiện đại thì doanh nghiệp không phải là một cỗ máy. Nó là tập thể những cá nhân được tập hợp lại với nhau để cùng làm việc. Khi đã làm việc thì phải tập trung hết mình. Và mỗi cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về công việc được giao. Sở dĩ Công ty Cổ phần Dệt May Huế đạt được những hiệu quả về hoạt động sản xuất kinh doanh là do Công ty thực hiện các giải pháp về công tác quản trị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, coi con người là tài nguyên quý giá của doanh nghiệp, tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.

Liên tục hoàn thiện, phát triển và đổi mới là cách thức để Công ty Cổ phần Dệt May Huế hiện thực hóa những ước mơ, khát vọng của mình. Công ty đã tổ chức nhiều khóa đào tạo về Thiết kế thời trang, đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ quản lý cấp trung, tổ trưởng sản xuất, tham gia các lớp đào tạo kỹ năng lãnh đạo, quản lý của Tập đoàn, các lớp huấn luyện về nghiệp vụ thuế, hải quan… Dù bằng hình thức tự đào tạo hay đào tạo bên ngoài, mọi thành viên đều được nâng cao trình độ, kỹ năng và thái độ làm việc. Ngoài ra, Công ty còn tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên tham gia các hội thảo, tham quan nước ngoài để trau dồi, cập nhật kiến thức. Thông qua học tập, nghiên cứu đã định hướng hành động, hoàn thiện công việc của mình để tạo sự phát triển bền vững cho Công ty. Ở Huegatex, mỗi người đều thực sự làm việc, và hiểu sâu sắc rằng, chính công việc sẽ tôn vinh mình.

Bên cạnh đó, chính sách tiền lương, thù lao, phụ cấp của Công ty Cổ phần Dệt May Huế rất công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng cường sự gắn bó lâu dài của các thành viên. Đồng thời, Huegatex cũng coi trọng và đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nhiều sáng kiến đã góp phần tăng năng suất lao động, cải tiến môi trường làm việc, hạn chế tiêu hao nguyên vật liệu và tăng hiệu suất của thiết bị. Nhiều ý tưởng nghiên cứu khoa học được triển khai thành công, qua đó đã cơ cấu các sản phẩm Công ty ngày càng hoàn thiện, tăng thêm giá trị hàng hoá.

Các phong trào thi đua ở Huegatex được tổ chức đều đặn hàng năm như phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi; phong trào xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tham quan nghỉ mát, phong trào xanh sạch đẹp, an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, các hội thi văn nghệ thể thao, phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà, tham gia hoạt động xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, tấm lòng vàng, vì Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu... tất cả đã tạo nên không khí phấn khởi, tích cực trong toàn Công ty và các đơn vị thành viên, là giá trị văn hóa định hướng phát triển bền vững Công ty.

Cơ hội để phát huy năng lực vươn cao hơn

Trong quá trình vươn tới các mục tiêu ngày càng cao hơn, việc tái cấu trúc Công ty là tất yếu. Huegatex đã tập trung đầu tư hiện đại hóa thiết bị và công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, tăng khả năng cạnh tranh… Huegatex cũng hoàn thiện dự án với mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, từng bước hiện đại hoá thay thế dần toàn bộ 6 vạn cọc sợi Textima để đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao chất lượng sợi xuất khẩu. Đầu tư lò hơi mới, máy nhuộm thí nghiệm, máy nhuộm cao áp 400 tấn/ca, máy định hình, đồng thời tìm nguồn vốn ưu đãi để đầu tư duy trì và mở rộng hệ thống xử lý nước thải. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn, rút ngắn thời gian gia công sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Tiếp tục tăng vốn điều lệ để giảm áp lực về vốn, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh. Triển khai dự án xây dựng nhà ở công nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và xây dựng hình ảnh người công nhân ngành Dệt May Việt Nam.

Bằng những bước đi chuyên biệt, quyết đoán và sự đoàn kết “trên dưới một lòng”, Huegatex không những đã trụ vững mà còn vươn lên, khẳng định vị thế hàng đầu của ngành dệt may tại miền Trung.

Nguồn: huegatex.com.vn

Xem thêm:

 

>>>> Xưởng may quần áo bảo hộ uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.

 

VITAS kien nghi tang luong toi thieu

Hiệp hội dệt may sắp tới sẽ kiến nghị lên thủ tướng về việc tăng lượng tối thiểu thêm 12,4%. Theo đó thì chi phí tiền lương của Việt Nam năm 2016 sẽ là 173 tỷ đồng, tăng thêm 99 tỷ đồng so với năm 2015.

Theo VITAS, việc tăng lương tối thiểu mức dự kiến 12,4% như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia là một thách thức lớn với các doanh nghiệp dệt may.

Chẳng hạn, với một doanh nghiệp lớn như Tổng công ty May Việt Tiến, có 10.000 lao động trực tiếp trả lương. Tổng số tiền mà doanh nghiệp này trả bảo hiểm trong năm 2015 là 74 tỷ đồng.

Nếu tăng lương tối thiểu thêm 12,4% như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia thì chi phí tiền lương của Việt Tiến năm 2016 sẽ là 173 tỷ đồng, tăng thêm 99 tỷ đồng so với năm 2015.

Đến năm 2018, nếu thực hiện theo Luật Bảo hiểm mới (đóng phí bảo hiểm trên lương thực trả) thì số tiền mà Việt Tiến phải đóng là 407 tỷ đồng, tổng công người lao động và DN phải trả 1 tháng là 3,335 triệu đồng, trong đó 1,1 triệu đồng của người lao động, 2,2 triệu đồng của doanh nghiệp.

“Tôi thấy bất hợp lý vô cùng. Nhiều ý kiến trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia nói rằng, tại sao lại "cò kè" với người lao động 500.000 đồng. Nhưng xin thưa rằng, không phải người lao động được hưởng mà tiền này nằm vào bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp”, ông Giang nói.

 

Thông tin thêm, ông Giang cho hay, cách đây 2 ngày, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu Bộ này cân nhắc cẩn trọng trong vấn đề trình Thủ tướng Chính phủ về việc tăng lương tối thiểu năm 2016.

 

“Nếu không có giải pháp chiến lược thì vô hình trung đánh ngay vào nội tại các doanh nghiệp trong nước và sẽ không chịu nổi” - Vị chủ tịch VITAS kiến nghị và đề xuất thêm, phải thay đổi cơ cấu thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

 

Bộ Công Thương là bộ quản lý sát doanh nghiêp, đi đàm phán các hiệp định thương mại tự do, hiểu sâu và toàn diện thách thức hội nhập tại sao không có tên trong Hội đồng tiền lương.

 

Được biết, Hội đồng Tiền lương Quốc gia hiện nay có 15 thành viên, gồm: 5 thành viên thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, 5 thành viên thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và 5 thành viên đại diện cho người sử dụng lao động (Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam).

Xem thêm:

>>>> Đại lý cấp 1 vải PangRim Hàn Quốc chính hãng, chất lượng uy tín tại Hà Nội.