Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Phương pháp giúp giảm nguy cơ gây tai nạn trong lao động

Nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trong môi trường làm việc, người sử dụng lao động cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn nhằm đảm bảo tối đa sự an toàn của người lao động khỏi các tác động bởi các yếu tố nguy hiểm phát sinh trong quá trình làm việc.

Sau đây, bảo hộ lao động Thiên Bằng chia sẻ với bạn một vài biện pháp phổ biến sử dụng hiện nay.

  1. Thiết bị che chắn

Mục đích che chắn:

– Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động;

– Ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người lao động.

Tùy thuộc vào yêu cầu che chắn mà cấu tạo của thiết bị che chắn đơn giản hay phức tạp và được chế tạo bởi loại vật liệu khác nhau.

Phân loại thiết bị che chắn:

– Che chắn tạm thời hay di chuyển được như chen chắn ở sàn thao tác trong xây dựng;

– Che chắn lâu dài hầu như không di chuyển như bao che của bộ phận chuyển động.

Một số yêu cầu đối với thiết bị che chắn:

– Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra.

– Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động, công suất của thiết bị.

– Dễ dàng tháo, lắp, sửa chữa khi cần thiết.

2.Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa

Thiết bị bảo hiểm nhằm mục đích:

– Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra; ngăn chặn, hạn chế sự cố sản xuất.

Sự cố gây ra có thể do: quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao hoặc thấp quá, cường độ dòng điện cao quá…

Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động dừng hoạt động của máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy.

Đặc điểm của thiết bị bảo hiểm là quá trình tự động loại trừ nguy cơ sự cố hoặc tai nạn một khi đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn quy định.

Phân loại thiết bị bảo hiểm theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bị.

– Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa đã trở lại dưới giới hạn quy định như: van an toàn kiểu tải trọng, rơ le nhiệt…

– Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay như: trục vít rơi trên máy tiện…

– Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như: cầu chì, chốt cắm…

Thiết bị bảo hiểm có cấu tạo, công dụng rất khác nhau tùy thuộc vào đối tượng phòng ngừa và quá trình công nghệ: Để bảo vệ thiết bị khi cường độ dòng điện vượt quá giới hạn cho phép có thể dùng cầu chì, rơ le nhiệt, cơ cấu ngắt tự động… để bảo hiểm cho thiết bị chịu áp lực do áp suất vượt quá giới hạn cho phép, có thể dùng van để bảo hiểm kiểu tải trọng, kiểu lò xo, các loại màng an toàn…

Thiết bị bảo hiểm chỉ bảo đảm làm việc tốt khi đã tính toán chính xác ở khâu thiết kế, chế tạo đúng thiết kế và nhất là khi sử dụng phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn.

  1. Tín hiệu, báo hiệu

Hệ thống tín hiệu, báo hiệu nhằm mục đích:

– Nhắc nhở cho người lao động kịp thời tránh không bị tác động xấu của sản xuất: Biển báo, đèn báo, cờ hiệu, còi báo động…

– Hướng dẫn thao tác: Bảng điều khiển hệ thống tín hiệu bằng tay điều khiển cần trục, lùi xe ôtô…

– Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu qui ước về màu sắc, hình vẽ: Sơn để đoán nhận các chai khí, biển báo để chỉ đường…

Báo hiệu, tín hiệu có thể dùng:

– Ánh sáng, màu sắc: thường dùng ba màu: màu đỏ, vàng, màu xanh.

– Âm thanh: thường dùng còi, chuông, kẻng…

– Mầu sơn, hình vẽ, bảng chữ.

– Đồng hồ, dụng cụ đo lường: để đo cường độ, điện áp dòng điện, đo áp suất, khí độc, ánh sáng, nhiệt độ, đo bức xạ,v.v…

Một số yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu:

– Dễ nhận biết.

– Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao.

– Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn hóa.

  1. Khoảng cách an toàn

Khoảng cách an toàn là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động và các loại phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất. Như khoảng cách cho phép giữa đường dây điện trần tới người, khoảng cách an toàn khi nổ mìn…

Tùy thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị… mà quy định các khoảng cách an toàn khác nhau.

Việc xác định khoảng cách an toàn rất cần chính xác, đòi hỏi phải tính toán cụ thể. Dưới đây là một số dạng khoảng cách an toàn:

Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện vận chuyển với nhau hoặc với người lao động như: khoảng cách các đường ô tô với bức tường, khoảng cách đường tàu hỏa, ô tô tới thành cầu… Khoảng cách từ mép goòng tới các đường lò…

Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động: Tùy theo cơ sở sản xuất mà phải bảo đảm một khoảng cách an toàn giữa cơ sở đó và khu dân cư xung quanh.

Khoảng cách an toàn trong một số ngành nghề riêng biệt như:

– Lâm nghiệp: khoảng cách trong chặt hạ cây, kép gỗ…

– Xây dựng: khoảng cách trong đào đất, khai thác đá…

– Cơ khí: khoảng cách giữa các máy, giữa các bộ phận nhô ra của máy, giữa các bộ phận chuyển động của máy với các phần cố định của máy, của nhà xưởng, công trình…

– Điện: chiều cao của dây điện tới mặt đất, mặt sàn ứng với các cấp điện áp, khoảng cách của chúng tới các công trình…

Khoảng cách an toàn về cháy nổ. Đối với quá trình cháy nổ, khoảng cách an toàn có thể phân ra:

– Khoảng cách an toàn bảo đảm không gây cháy hoặc nổ như: khoảng cách an toàn về truyền nổ…

– Khoảng cách an toàn đảm bảo quá trình cháy nổ không gây tác hại của sóng va đập của không khí, chấn động, đá văng…

– Khoảng cách an toan về phóng xạ: với các hạt khác nhau, đường đi trong không khí của chúng cũng khác nhau. Tia a đi được 10 ¸ 20 cm, tia b đi được 10 m.

Cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng chống khác, việc cách ly người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đã loại trừ được rất nhiều tác hại của phóng xạ với người.

  1. Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa

Cơ cấu điều khiển: có thế là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng điều khiển… để điều khiển theo ý muốn người lao động và không nắm gần vùng nguy hiểm, dễ phân biệt, phù hợp với người lao động… tạo điều kiện thao tác thuận lợi, điều khiển chính xác nên tránh được tai nạn lao động.

Phanh hãm và các loại khoá liên động:

Phanh hãm nhằm chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận theo ý muốn của người lao động.

Có loại phanh cơ, phanh điện, phanh từ…

Tùy theo yêu cầu cụ thể mà tác động của phanh hãm có thể là tức thời hay từ từ

Ngoài hệ thống phanh hãm chính thường kèm theo hệ thống phanh hãm dự phòng.

Khoá liên động là loại cơ cấu nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn lao động một khi người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác như: đóng bộ phận bao che rồi mới mở được máy…

Khoá liên động có thể dưới các hình thức liên động khác nhau: cơ khí, khí nén, thủy lực, điện, tế bào quang điện…

Điều khiển từ xa: Tác dụng đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đồng thời giảm nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc như điều khiển đóng mở hoặc điều chỉnh các van trong công nghiệp hóa chất, điều khiển sản xuất từ phòng điều khiển trung tâm ở nhà máy điện, trong tiếp xúc với phóng xạ… Ngoài các đồng hồ đo để chỉ rõ các thông số kỹ thuật cần thiết cho quá trình điều khiển sản xuất trong điều khiển từ xa đã dùng các thiết bị truyền hình.

Để tiến tới quá trình điều khiển từ xa, các quá trình quá độ là cơ khí hóa và tự động hóa.

– Cơ khí hóa ngoài mục đích tạo ra năng suất lao động cao hơn lao động thủ công, còn đưa người lao động khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Cơ khí hóa có thể đối với toàn bộ hoặc từng phần của quá trình công nghệ sản xuất.

– Tự động hóa là biện pháp hiện đại nhất tạo ra năng suất lao động cao cũng như đảm bảo an toàn lao động. Với thiết bị tự động, người lao động chỉ cần bấm nút vào theo dõi sự làm việc của quá trình công nghệ trên các loại đồng hồ đo.

Một quá trình tự động hóa về mặt kỹ thuật an toàn phải đảm bảo những yêu cầu sau:

– Các bộ phận truyền động điều phải được bao che thích hợp.

– Đầy đủ thiết bị bảo hiểm, khóa liên động.

– Đầy đủ hệ thống tín hiệu, báo hiệu đối với tất cả các trường hợp sự cố.

– Có thể điều khiển riêng từng máy, từng bộ phận, có thể dừng máy theo yêu cầu.

– Có các cơ cấu tự động kiểm tra.

– Không phải sửa chữa, bảo dưỡng khi máy đang chạy.

– Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật an toàn có liên quan như về điện, thiết bị chịu áp lực, nối đất an toàn các thiết bị điện.

– Đảm bảo thao tác chính xác, liên tục.

  1. Thiết bị an toàn riêng biệt cho một số loại thiết bị, công việc.

Đối với một số loại thiết bị, công việc của người lao động mà những biện pháp, dụng cụ thiết bị an toàn chung không thích hợp, cần thiết phải có thiết bị, dụng cụ an toàn riêng biệt như: dụng cụ cầm tay trong công nghiệp phóng xạ, công nghiệp hóa chất (cặp bảy các bình có hình dáng đặc biệt, kích thước nhỏ…), dụng cụ này phải đảm bảo thao tác chính xác, đồng thời người lao động không bị các tác động xấu.

Việc nối đất an toàn cho các thiết bị điện khi bình thường thì được cách điện nhưng có khả năng mang điện khi sự cố như vỏ của máy điện, vỏ động cơ, vỏ cáp điện… Việc tự ngắt điện bảo vệ khi có điện…, các rơle điện là những thiết bị riêng biệt đảm bảo an toàn cho người lao động.

Dây đai an toàn cho những người làm việc trên cao; sàn thao tác và thảm cách điện, sào công tác cho công nhân vận hành điện; phao bơi cho người làm việc trên sông nước…

Tuy là thiết bị an toàn riêng biệt cho từng loại thiết bị sản xuất hoặc công việc của người lao động nhưng chúng cũng có những yêu cầu rất khác nhau, đòi hỏi phải tính toán chế tạo chính xác.

  1. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Ngoài các loại thiết bị và biện pháp bảo vệ: bao che, bảo hiểm, báo hiệu tín hiệu, khoảng cách an toàn, cơ câu điều khiển, phanh hãm, tự động hóa, các thiết bị an toàn riêng biệt… nhằm ngăn ngừa chống ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm do sản xuất gây ra cho người lao động, trong nhiều trường hợp cụ thể cần phải thực hiện một biện pháp phổ biến nữa là trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho từng người lao động.

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được chia làm bảy loại theo yêu cầu bảo vệ như: bảo vệ mắt, bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ quan thính giác, bảo vệ tay, bảo vệ chân, bảo vệ thân và đầu người.

Trang bị phương tiện bảo vệ các nhân là biện pháp kỹ thuật bổ sung, hỗ trợ nhưng có vai trò rất quan trọng (đặc biệt là trong điều kiện thiết bị, công nghệ lạc hậu). Thiếu trang thiết bị phương tiện bảo vệ các nhân không thể tiến hành sản xuất được và có thể xảy ra nguy hiểm đối với người lao động. Ở nước ta trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân còn có ý nghĩa quan trọng ở chỗ: Điều kiện thiết bị bảo đảm an toàn đang còn thiếu.

Trang bị bảo vệ mắt gồm hai loại:

– Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương do vật rắn bắn phải, khỏi bị bỏng…

– Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương bởi các tia năng lượng.

Tùy theo điều kiện lao động để lựa chọn thiết bị bảo vệ mắt cho thích hợp, bảo đảm tránh được tác động xấu của điều kiện lao động đối với mắt, đồng thời không làm giảm thị lưc hoặc gây các bệnh về mắt.

Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp:

Mục đích của loại trang bị này là tránh các loại hơi, khí độc, các loại bụi thâm nhập vào cơ quan hô hấp. Loại trang bị này thường là các bình thở, bình tự cứu, mặt nạ, khẩu trang…

Tùy theo điều kiện lao động mà người ta lựa chọn các trang bị cho thích hợp.

Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác:

Mục đích của loại trang bị này nhằm ngăn ngừa tiếng ồn tác động xấu đến cơ quan thính giác của người lao động.

Loại trang bị này thường gồm:

– Nút bịt tai: đặt ngay trong ống lỗ tai, khi chọn loại nút bịt tai thích hợp tiếng ồn sẽ được ngăn cản khá nhiều.

– Bao úp tai; che kín cả phần khoanh tai.

Trang bị phương tiện bảo vệ đầu:

Tùy theo yêu cầu cần bảo vệ là chống chấn thương cơ học, chống cuốn tóc hoặc các tia năng lượng… mà sử dụng các loại mũ khác nhau.

Ngoài yêu cầu bảo vệ được đầu khỏi tác động xấu của điều kiện lao động nói trên, các loại mũ còn phải đạt yêu cầu chung là nhẹ và thông gió tốt trong khoảng không gian giữa mũ và đầu.

Trang bị phương tiện bảo vệ chân và tay:

Bảo vệ chân thường dùng ủng hoặc giày bảo hộ loại: chống ẩm ướt, chống ăn mòn của hóa chất, cách điện, chống trơn trượt,chống rung động…

Bảo vệ tay thường dùng bao tay các loại, yêu cầu bảo vệ tay cũng tương tự như đối với bảo vệ chân.

Quần áo bảo hộ lao động: bảo vệ thân người lao động khỏi tác động của nhiệt, tia năng lượng, hóa chất, kim loại nóng chảy bắn phải và cả trong trường hợp áp suất thấp hoặc cao hơn bình thường.

Trang bị phương tiện cá nhân được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước, việc quản lý cấp phát sử dụng theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn, người lao động phải kiểm tra trước khi sử dụng.

  1. Phòng cháy chữa cháy

Ngọn lửa không chỉ hoàn toàn mang lại lợi ích cho con người mà ngược lại nó là kẻ gieo nhiều tai hoạ không lường nếu con người không kiểm soát được nó. Đó là nạn cháy.

Một khi nền kinh tế càng phát triển, các tiến bộ khoa học và kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất ngày càng nhiều, thì thiệt hại do mỗi đám cháy gây ra cũng tăng gấp bội.

Phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Cháy là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát sáng.

Cháy chỉ xảy ra khi đủ ba yếu tố: Chất cháy; Oxy; Nguồn nhiệt.

Dẩn đến cháy nổ có nhiều nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp và nguyên nhân sâu xa. Ở đây chúng ta nghiên cứu nguyên nhân trực tiếp do con người gây ra để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

– Sau đây là một số nguyên nhân gây cháy phổ biến:

Do tác động của ngọn lửa trần, tàn lửa, tia lửa;

Do tác dụng của năng lượng điện;

Do ma sát va chạm giữa các vật;

Do phản ứng hóa học của hóa chất.

– Biện pháp phòng cháy chữa cháy:

Để phòng cháy, chữa cháy tốt phải thực hiện nhiều giải pháp, từ tuyên truyền, giáo dục đến biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính.

Có biện pháp thực hiện ngay từ khi thiết kế công trình như lựa chọn vật liệu xây dựng, tường ngăn cháy, lối thoát nạn, hệ thống cấp nước chữa cháy, thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động…

Có biện pháp thực hiện trong quá trình sản xuất, thi công như kiểm tra kỹ thuật an toàn máy móc thiết bị trước khi vận hành, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật.

– Tuyên truyền,giáo dục, huấn luyện.

Người sử dụng lao động phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc giáo dục ý thức phòng cháy, chữa cháy cho người lao động; tổ chức huấn luyện cho họ cách thức phòng cháy chữa cháy.

Mỗi cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải có phương an phòng cháy chữa cháy tại chỗ phù hợp với đặc điểm của cơ sở và tổ chức luyện tập thường xuyên để khi có cháy là kịp thời xử lý có hiệu quả.

– Biện pháp kỹ thuật

Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa các khâu đó.

Dùng thêm các chất phụ trợ, các chất chống cháy nổ trong môi trường có tạo ra các chất hỗn hợp cháy nổ.

Cách ly các thiết bị hoặc công đoạn có nhiều nguy cơ cháy nổ với khu vực sản xuất bình thường, có nhiều người là việc.

Hạn chế mọi khả năng phát sinh nguồn nhiệt như thiết kế thêm thiết bị dập tàn lửa cho các xe nâng hàng, ống khói, ống xả của động cơ xe máy.

Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng chất cháy (nguyên vật liệu, sản phẩm,…) trong nơi sản xuất.

Thiết kế lắp đặt hệ thống thiết bị chống cháy lan trong đường ống dẫn xăng dầu khí đốt, chống cháy lan từ nhà nọ sang nhà kia.

Xử lý vật liệu bằng sơn chống cháy và ngâm tẩm bằng hóa chất chống cháy.

Trang bị thêm hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.

– Biện pháp hành chính-pháp luật.

Trên cơ sở các văn bản của Nhà nước (luật, pháp lệnh, chỉ thị, thông tư hướng dẫn), người sử dụng lao động phải nghiên cứu đề ra các nội quy, biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy trong đơn vị và hướng dẫn người lao động thực hiện.