Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Đường dây điện nổi, những mạng nhện khổng lồ trong lòng thủ đô.

Hà Nội, một trong những trung tâm đô thị loại một của Việt Nam. Phố phường xanh sạch đẹp là một điều mà ai cũng luôn mong muốn bất kể người dân cũng như lãnh đạo các cấp. Đó là việc thay thế các đường dây điện trên mặt đất bằng các tuyến cáp ngầm phía dưới được báo hiệu bởi băng báo cáp điện ngầm các loại. Sáu tháng đầu năm nay các đơn vị chức năng của thành phố đã thanh thải, sắp xếp đường dây đi nổi trên 95 tuyến phố. Từ nay đến cuối năm, công việc này tiếp tục được thực hiện trên 111 tuyến phố.
Theo kế hoạch của Sở Xây dựng Hà Nội, trong năm nay, các đơn vị thanh thải, sắp xếp, bó gọn dây cáp đi nổi trên 200 tuyến phố. Nhưng do sáu tháng đầu năm có nhiều ngày nghỉ lễ, tết, cho nên các đơn vị mới triển khai trên 95 tuyến phố. Ðến nay, các đơn vị đã cắt bỏ hơn 1,1 triệu mét dây cáp không sử dụng, trồng mới 52 cột điện. Quá trình thực hiện bảo đảm an toàn, đúng quy trình, hạn chế tình trạng gián đoạn thông tin, ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ cho người dân. Việc thay thế, bổ sung các cột điện để kéo cáp được thực hiện bài bản hơn, có sự phối hợp, thống nhất giữa các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương. Sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng và đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông cũng ngày càng chặt chẽ, nhịp nhàng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như sau khi thực hiện thanh thải, bó gọn dây cáp, một số đơn vị viễn thông chưa đăng ký số lượng dây cáp đối với Sở Thông tin và Truyền thông, dẫn đến việc kiểm tra, kiểm soát số lượng dây cáp gặp khó khăn. Hiện tượng đầu dây thừa, lòng thòng tại các đầu cột vẫn diễn ra, trông rất nhếch nhác. Ðại diện Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội, đơn vị "chủ công" thực hiện việc thanh thải dây cáp đi nổi cho biết, trên một cột có nhiều đơn vị treo cáp, cho nên mỗi đơn vị chỉ cần để lại một vài đoạn dây thừa tại đầu cột hoặc vài bó cáp nhỏ sẽ tạo thành các búi dây lớn, gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện. Tại một số tuyến, sau khi đơn vị thi công đã bó gọn dây cáp lại xuất hiện một số đơn vị luồn thêm dây vào vòng khuyên, dẫn đến dây bị võng, loằng ngoằng mất mỹ quan đô thị cho nên đơn vị thi công lại phải bó lại dây cáp, gây lãng phí thời gian, công sức. Từ ngày 20-7 đến hết năm 2015, liên ngành Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông và Tổng công ty Ðiện lực Hà Nội tiếp tục thanh thải, sắp xếp, bó gọn dây cáp đi nổi tại 115 tuyến phố. Ðiểm mới lần này Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội không chỉ thực hiện thanh thải trên các cột đèn chiếu sáng, mà còn cả trên các cột điện do ngành điện quản lý. Với thời gian thực hiện ngắn, khối lượng nhiều, áp lực công việc đối với các đơn vị thực hiện thanh thải và các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông rất lớn. Ðại diện Viettel Hà Nội cho biết, đây là dịp để đơn vị thực hiện nâng cấp hệ thống dây cáp, nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Mặc dù kế hoạch thực hiện trong sáu tháng cuối năm nhưng thực tế công việc thường dồn vào trong khoảng ba, bốn tháng. Ðơn vị có lượng khách hàng lớn, cho nên phải có thời gian chuẩn bị nguyên vật liệu, bố trí nhân lực phù hợp khối lượng công việc. Vì vậy các đơn vị thực hiện thanh thải cần có kế hoạch, thời gian thi công chính xác để đơn vị bố trí nhân lực phù hợp, tránh chồng chéo. Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dọn dẹp, sắp xếp các đường dây nổi là việc làm thiết thực trong Năm Trật tự, văn minh đô thị, được người dân ghi nhận và đồng tình ủng hộ. Vì vậy, các đơn vị cần khắc phục ngay các hạn chế thời gian qua. Kiên quyết không để tình trạng làm ẩu, làm qua quýt, để lại các búi dây đeo bám ở đầu cột. Các trường hợp cố tình vi phạm sẽ phải làm lại và xử lý trách nhiệm. Các đơn vị cung cấp dịch vụ cần tập trung đủ nhân lực, tăng cường giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động. Ngoài ra còn phải đảm bảo dây đai an toàn lao động cho người thợ điện những trang thiết bị bảo hộ lao động tối ưu nhất có thể hạn chế thấp nhất rủi ro gây tai nạn.