Tai hại khi sử dụng giày bảo hộ kém chất lượng
Theo thống kê nhận được của bộ y tế năm 2012 cho thấy, có khoảng 80% dân số trưởng thành ở nước ta từng có vấn đề liên quan đến bàn chân như bị chấn thương, đau chức, sưng tấy,…Đa số các tình trạng xảy ra đều là do người lao động chưa bảo vệ đôi chân đúng cách khi làm việc. Theo một thống kê khác cũng cho thấy, mỗi năm có đến hàng nghìn các ca chấn thương của công nhân là do không mang hoặc mang giày bảo hộ lao động kém chất lượng.
Nỗi khổ giày bảo hộ kém chất lượng
Đối với Minh Tiến, một kỹ thuật viên làm việc tại khu vực nhà xưởng, việc mang giày bảo hộ lao động theo nội quy lao động gần như là một cực hình. Tiến cho biết: “Giày bảo hộ lao động mà tôi được phát mang vào luôn nóng hơn loại giày khác và khá trơn trợt trong quá trình làm việc”. Đó là chưa kể những giày bảo hộ lao động làm bằng chất liệu giả da chỉ 2 đến 3 tháng đã có hiện tượng da bị rách và đế thì bị gãy, vừa không thẩm mỹ vừa không đảm bảo an toàn cho bản thân vì môi trường làm việc tại công trường, khu vực sản xuất, nhà xưởng...luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để an tâm làm việc, nhiều công nhân chỗ Minh Tiến đã đem giày được phát đổi lấy giày bảo hộ lao động thương hiệu khác.
Trường hợp như Minh Tiến khá phổ biến hiện nay. Nhiều đơn vị làm việc chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của giày bảo hộ lao động nên trang bị thiếu sót hoặc đặt mua giày kém chất lượng, không phù hợp với yêu cầu. Đây là một trong những nguyên nhân làm doanh nghiệp mất đi các lao động giỏi nghề. Điển hình là trường hợp của Quang Lợi, một công nhân cơ khí bậc cao ở Bình Chánh. Sau khi bị vật nhọn đâm trúng chân và nghỉ ở nhà cả tuần, Đức Lợi quyết định thôi việc tại xưởng máy mà anh đang làm. Tai nạn lao động tuy không nặng nhưng nhờ nó mà anh biết đôi giày bảo hộ lao động mình được phát không có tác dụng bảo vệ như mong đợi. Cảm thấy nhu cầu an toàn tối thiểu không được đáp ứng, Lợi cho rằng mình nên tìm một môi trường lao động được trang bị chuyên nghiệp hơn.