"Để xảy ra tai nạn lao động liên tiếp gần đây cho thấy người lao động không được đào tạo về tay nghề. Vì vậy, dù đã được người sử dụng lao động huấn luyện về vệ sinh, an toàn lao động nhưng tai nạn lao động vẫn xảy ra thường xuyên”, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Đàm Hữu Đắc cảnh báo về nguy cơ xảy ra tai nạn lao động do người lao động không được qua đào tạo nghề trong thời gian gần đây.
Để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra, Bộ LĐTB&XH đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành “Danh mục các nghề, công việc phải sử dụng lao động đã qua đào tạo”.
Dù đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị như dây an toàn, mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ lao động nhưng do tay nghề công nhân vẫn chưa được đào tạo bài bản.
Dù đã được người sử dụng lao động huấn luyện về vệ sinh, an toàn lao động nhưng tai nạn lao động vẫn xảy ra thường xuyên - (Ảnh: VĐ) Theo Thứ trưởng Đàm Hữu Đắc, việc ban hành danh mục các nghề phải sử dụng lao động qua đào tạo là rất cần thiết, nhằm hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo và nâng cao chất lượng, sản phẩm, dịch vụ do những nghề, công việc này cung cấp. Thống kê tình hình tai nạn lao động qua các năm cho thấy, những người vi phạm quy phạm an toàn lao động khá cao, cụ thể: năm 2007: 23,5%; năm 2008: hơn 23%; năm 2009: 14%. Tại hội nghị lấy ý kiến về vấn đề này do Bộ LĐTB&XH chủ trì gần đây, các đại biểu cũng cho rằng, rất cần thiết hoàn thiện danh mục nghề, công việc phải sử dụng lao động qua đào tạo, để Chính phủ sớm ban hành quyết định. Việc này có lợi cho cả doanh nghiệp và người lao động. Người lao động sẽ có ý thức hơn trong nâng cao nghề nghiệp, còn doanh nghiệp cũng có trách nhiệm hơn với quyền lợi của người lao động. Danh mục nghề, công việc phải sử dụng lao động đã qua đào tạo trong Dự thảo “Danh mục các nghề, công việc phải sử dụng lao động đã qua đào tạo” được sắp xếp theo 9 nhóm ngành: công nghiệp (gồm 10 lĩnh vực); xây dựng (4 lĩnh vực); giao thông vận tải (4 lĩnh vực); nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (4 lĩnh vực); dịch vụ, du lịch (2 lĩnh vực); bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc; y tế (3 lĩnh vực); văn hoá nghệ thuật; tài nguyên và môi trường (4 lĩnh vực). Danh mục này được xây dựng theo ba tiêu chí: các nghề, công việc nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng, đòi hỏi người lao động phải được đào tạo để hạn chế các tai nạn; các nghề, công việc đòi hỏi người lao động phải được đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và sự an toàn của người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong một số lĩnh vực đặc thù như: y tế, giao thông vận tải, du lịch, văn hoá...
Ngoài ra tai các điểm nguy hiểm cần phải có các báo hiệu hay băng cảnh báo cho người công nhân được biết.