Các nguyên nhân thường làm thất bại văn hóa an toàn.
Theo OSHA, 80% các sự cố/ tổn thất là do lỗi con người và 20% còn lại là lỗi thiết bị. Tuy nhiên một phân tích sâu hơn cho thấy rằng trong số 80% lỗi con người này có tới 70% là do khiếm khuyết về mặt hệ thống và 30% là do lỗi cá nhân !
- Quá tự tin: Lãnh đạo và nhân viên đang chìm đắm trong những thành công ở quá khứ. Do đó, không nhận ra vấn đề ở mức thấp và vẫn không nhận biết về các mối nguy hiểm.
- 2. Cô lập: Có ít tương tác, trao đổi học hỏi với các tổ chức tương tự khác, các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước... Tham quan học hỏi kinh nghiệm (benchmarking) hiếm khi được thực hiện hoặc thực hiện ở dạng "du lịch công nghiệp", hơn là học hỏi và áp dụng các best practice. Kết quả là, tổ chức bị tụt hậu trong ngành công nghiệp ở nhiều lĩnh vực hoạt động và thậm chí có thể không hề hay biết về điều đó.
- 3. Đề phòng và đối phó: Luôn suy nghĩ với tâm lý đề phòng và “thực hiện một cách tối thiểu” theo các khuyến cáo của các cơ quan quản lý nhà nước hay các đơn vị chuyên nghiệp. Trong nội bộ tổ chức, người lao động không được tham gia, tham vấn và không được lắng nghe, trình bày về các mối bận tâm, hay những vấn đề mất an toàn tại nơi làm việc. Mối quan hệ đề phòng và đối phó cản trở việc giao tiếp cởi mở.
- 4. Vận hành không theo thủ tục quy trình và yếu kém về mặt trình độ kỹ thuật: Các quy trình, thủ tục vận hành không được tuân thủ hoặc không được thiết lập. Thiếu các biện pháp kỹ luật cần thiết. Yếu kém về mặt kỹ thuật yếu, người lao động thiếu kỹ năng, cũng như thiếu sự liên kết trong hoạt động sản xuất.
- 5. Chỉ ưu tiên cho sản xuất: Những vấn đề liên quan đến an toàn đều bị nán lại, việc sửa chữa bảo trì bị trì hoãn chỉ ưu tiên cho vấn đề sản xuất. An toàn chỉ là khẩu hiệu và không được thực thi một cách rõ ràng trong hoạt động, trao đổi của CBCNV tại nơi làm việc.
- 6. Quản lý thay đổi không phù hợp: Các sự thay đổi trong tổ chức, cắt giảm nhân sự, nghỉ hưu và thay đổi vị trí làm việc được tiến hành trước khi đánh giá tác động của nó. Việc tuyển dụng hay đào tạo không được áp dụng để bù đắp cho sự thay đổi đó. Các quy trình và thủ tục không hỗ trợ cho việc quản lý sự thay đổi.
- 7. Quản lý sự cố: Những sự cố, tổn thất đáng kể trong sản xuất không được ghi nhận và bị xem nhẹ; công tác ứng phó với các sự kiện và các điều kiện không an toàn không được triển khai tích cực. Nguyên nhân về mặt hệ thống của các sự cố không được khai thác, phân tích đầy đủ.
- 8. Lãnh đạo không hiệu quả: Các quản lý đề phòng, thiếu kỹ năng đội nhóm hay kỹ năng giao tiếp. Các quản lý thiếu kiến thức về nhà máy hay thiếu kinh nghiệm vận hành. Các quản lý cấp cao không để tâm đến các vấn đề vận hành và không thể hiện tinh thần trách nhiệm, thiếu chỉ đạo, giám sát đối với công tác an toàn.
- 9. Thiếu tính tự phê: Việc giám sát trong tổ chức thiếu tính khách hay chỉ cung cấp những tin tốt. Quá trình đánh giá nội bộ không phát hiện vấn đề hoặc không giải quyết vấn đề một cách triệt để; hay kết quả đánh giá không được triển khai khắc phục đúng thời điểm để tạo ra sự khác biệt. Văn hóa an toàn và quá trình cải tiến của một tổ chức là sự tương tác của niềm tin, giá trị, tổ chức, công cụ, thiết bị và vật liệu, con người, công đồng, môi trường vật lý và xã hội cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Có hiểu biết và kiến thức sâu về tất cả các khía cạnh của tổ chức (không chỉ là các nội quy, quy định an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn) là thực sự cần thiết cho việc đảm bảo an toàn, sức khỏe, môi trường để nâng cao khả năng xây dựng thành công văn hóa an toàn trong dài hạn. Thiếu trang thiết bị lao động: ( quần áo bảo hộ )