Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Cần cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân công trường xây dựng

Theo ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch CĐ Xây dựng VN - để giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) trong ngành xây dựng, cần phải cải thiện được một cách căn bản điều kiện làm việc cho công nhân.

1

Công nhân trên giàn giáo xây dựng mà chưa được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ cùng với dây an toàn lao động

Giải pháp nào để cải thiện điều kiện làm việc?

Theo ông Hà Văn Hảo - Vụ TCCB, Bộ Xây dựng - cải thiện điều kiện lao động phải được hiểu là sự tác động của người quản lý và NLĐ để làm cho môi trường LĐ tốt hơn, năng suất và chất lượng LĐ cao hơn. Đối với ngành xây dựng, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc phải có trọng tâm, trọng điểm và có tính lâu dài.


Ông Hảo cho rằng, quan trọng nhất với các DN xây dựng là phải đảm bảo sử dụng giàn giáo thi công, làm việc trên cao một cách an toàn. DN phải không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị thi công; công tác ATVSLĐ được chú trọng và tăng cường hơn, nhằm hạn chế TNLĐ và phát sinh BNN tại các công trình XD, nhà máy, phân xưởng SX...


Trên thực tế, môi trường và điều kiện làm việc của LĐ ngành XD vẫn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, nguy hiểm và độc hại, tác động trực tiếp đến sức khỏe CN. Đề cập vấn đề này, ông Phạm Đức Hinh -Trưởng phòng ATLĐ Vụ Quản lý hoạt động XD (Bộ Xây dựng) -  cho rằng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải thường xuyên đánh giá điều kiện làm việc của NLĐ, đặc biệt là phải phát hiện, xếp hạng thứ tự ưu tiên giải quyết, đề ra biện pháp kịp thời, xử lý các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe NLĐ.


Cải thiện điều kiện làm việc phải đem lại kết quả hạn chế đến mức thấp nhất về chấn thương, TNLĐ và BNN của người CN. Cơ quan quản lý nhà nước cần thông tin tuyên truyền sâu rộng về cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, giúp DN xây dựng mô hình tuyên truyền tại chỗ để nâng cao nhận thức của NLĐ và người sử dụng LĐ. Việc rà soát, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về VSLĐ trong XD và từng bước đào tạo và xây dựng đội ngũ CB kỹ thuật, CN xây dựng hoạt động XD có tính chuyên nghiệp cao... cũng là bài toán đặt ra. Còn phía chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu thi công, điều quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ tại đơn vị, công trường XD cũng như các quy định về kỹ thuật, để đề ra các biện pháp ATVSLĐ hợp lý.


Trách nhiệm của CĐ


Những năm qua, CĐ Xây dựng VN đã cùng Bộ Xây dựng, Tổng LĐLĐVN, Bộ LĐTBXH tăng cường kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ-PCCN tại công trường, nhà máy tập trung đông CNLĐ và các công trình XD trọng điểm, công trình có nhiều nguy cơ gây mất ATLĐ. Năm 2011, đã kiểm tra 52 DN và 9 tháng đầu năm 2012 kiểm tra 16 DN. Mới đây, Bộ luật Lao động (BLLĐ) sửa đổi được QH thông qua và có hiệu lực từ 1.5.2013. Trong bộ luật có hẳn chương IX về ATLĐ, VSLĐ. Đây sẽ là cơ sở pháp lý mới để tổ chức CĐ thực hiện quyền được “Yêu cầu người sử dụng LĐ đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện LĐ; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, thực hiện các biện pháp ATLĐ, VSLĐ” (khoản 1, Điều 16-BLLĐ) sửa đổi. với ngành than - khoáng sản: thiết yếu hàng đầu phải có mũ bảo hộ gắn đèn phía trên.


Tại cơ sở, CĐ cũng rất tích cực cùng chuyên môn thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ. Ông Đào Minh Chương - Ủy viên Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT CĐ TCty Sông Đà - cho biết một số kinh nghiệm cải thiện điều kiện làm việc trong thi công đào hầm dẫn nước các công trình thủy điện. Điểm quan trọng đầu tiên được lãnh đạo TCty và CĐ TCty xác định rõ là cải thiện an toàn vệ sinh LĐ và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ. Tại các đơn vị thi công, CĐ thường xuyên kiểm tra nhắc nhở NLĐ sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân để phòng, chống chấn thương, BNN phát sinh.


Còn với TCty Viglacera, trong SX vật liệu XD thì yếu tố bụi, tiếng ồn, nhiệt độ... rất cao. Để khắc phục được tình trạng này, theo ông Nguyễn Quý Tuấn -Chủ tịch CĐ TCty - đơn vị đã áp dụng các giải pháp đồng bộ như giảm thiểu bụi, giảm thiểu tiếng ồn và chống rung, cải thiện vi khí hậu trong SX... Các giải pháp đi kèm là khám sức khỏe định kỳ và BNN cho NLĐ, thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật. Các đơn vị khác như CĐ TCty Cơ khí XD, CĐ Xây dựng HN, CĐ Cty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị (Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị HUD)... đều có những giải pháp cải thiện điều kiện làm việc phù hợp với đặc thù của đơn vị nhằm giảm thiểu TNLĐ và BNN cho công nhân.

Sản phẩm hỗ trợ kèm theo: giày da bảo hộ mũi sắt an toàn.