Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Thận trọng khi quyết định làm lính cứu hoả sau khi theo dõi bài viết này

Nghiên cứu mới đây có thể khiến bạn cảm thấy bất ngờ về ngành phòng cháy chữa cháy đó.

Theo nghiên cứu mới nhất thì, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở nhân viên trong ngành cứu hỏa cao hơn hẳn những người làm các công việc khác. Nguyên nhân là do họ thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như benzene, chloroform và xút.

Các chuyên gia tại Đại học Cincinnati (Mỹ) tìm hiểu tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở 110.000 nhân viên cứu hỏa ở Mỹ và châu Âu. Nhóm nghiên cứu nhận thấy khả năng mắc ung thư tinh hoàn ở lính cứu hỏa cao hơn những người làm nghề khác tới 100%, còn nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 28%. Ngoài ra, nguy cơ bị bệnh máu trắng và u tủy ở lính cứu hỏa cũng cao hơn người bình thường tới 50%.

Tiến sĩ Grace LeMasters, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng lính cứu hỏa thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều hóa chất có khả năng gây ung thư, chẳng hạn như benzene, chloroform, xút, styrene và formaldehyde. Chúng có thể thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc da mỗi khi họ thực hiện nhiệm vụ chữa cháy.

Những thiết bị bảo hộ cho nhân viên chữa cháy như giày bảo hộ, quần áo bảo hộ,…thường cồng kềnh, nặng và gây cảm giác vướng víu khi mặc, vì thế đa số lính cứu hỏa không thích chúng. Ngay khi dập xong đám cháy, họ thường cởi bỏ chúng ngay lập tức mà không biết rằng xung quanh hiện trường vẫn còn nhiều hóa chất và xút.

James Lockey, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho rằng lính cứu hỏa cần được trang bị những dụng cụ ngăn chặn hóa chất thâm nhập cơ thể qua đường hô hấp và da.

"Ngoài ra, lính cứu hỏa nên thường xuyên tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ xút và những hóa chất khác trên người", ông nói.