Luật An toàn vệ sinh lao động mới:quốc hội mở rộng chính sách đối với người lao động
Vấn đề tai nạn lao động, trợ cấp cho người tai nạn lao động; kiểm soát bệnh nghề nghiệp; thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động; trách nhiệm của doanh nghiệp khám chữa bệnh cho người lao động; trách nhiệm của bộ, ngành, chính quyền các cấp … là những nội dung được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận, cho ý kiến vào dự án Luật an toàn vệ sinh lao động tại hội trường Quốc hội sáng 25/5.
Dự thảo Luật sau khi rà soát, chỉnh lý có 7 chương, 94 điều, bao gồm các chính sách mới như: Đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: chính sách thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn vệ sinh lao động; Nhà nước hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; thống kê, báo cáo, điều tra về tai nạn lao động; bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện. Lao động trong các môi trường khắc nghiệt chuyên ngành phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị an toàn. Ví dụ: với ngành xây dựng cần quần áo bảo hộ, dây an toàn đạt quy chuẩn. Ngành khai thác than khoáng sản cần hỗ trợ mũ bảo hộ có đèn phía trên...
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: bổ sung 02 chính sách mới về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc và chính sách hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp linh hoạt, tối đa 1%; chế độ bảo hiểm về bệnh nghề nghiệp cho người mắc bệnh nghề nghiệp sau khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công việc khác; bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi giao kết nhiều hợp đồng lao động bị tai nạn lao động; bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động khi nhận công việc về nhà làm;
Đổi mới công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, hoạt động kiểm định ATLĐ; hoạt động thống kê, báo cáo, điều tra về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đánh giá rủi ro tại nơi làm việc và tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động;
Góp ý về dự án Luật trình lần này, các đại biểu Quốc hội tán thành với việc mở rộng đối tượng áp dụng đối với tất cả người lao động và đề nghị quy định một số chính sách cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động đối với khu vực này, đề nghị làm rõ vai trò hỗ trợ của nhà nước, nguồn lực thực thi chính sách; quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động.
Sản phẩm hỗ trợ: giày da bảo hộ lao động cao cấp.