Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Cuoc choi voi DN det may truoc nguong cua hoi nhap

Ngành dệt-may Việt Nam hiện nay đang đứng trước cơ hội có nhiều triển vọng khi giá trị xuất khẩu liên tục tăng cao và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên các chuyên gia trong ngành dệt may nhận định, sự cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc rất khắc nghiệt, nếu doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt sẽ phải rút khỏi thị trường sớm để tránh lỗ lớn.

Phát biểu tại Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may – nguyên phụ liệu (Saigon Tex 2015) diễn ra tại TPHCM sáng nay (9-4), ông Hoàng Vệ Dũng, phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho rằng các hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước khi có hiệu lực sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp dệt may trong nước. Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn phải chịu thách thức rất lớn chứ không hoàn toàn thuận lợi theo các hiệp định thương mại này.

Đôi lời về Thiên Bằng: Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mũ bảo hộ.

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một đông hơn, chúng tôi có mở thêm một xưởng may quần áo bảo hộ

Fanpage xưởng may quần áo bảo hộ: https://www.facebook.com/XuongMayQuanAoBaoHo

 

Thực tế thời gian qua cho thấy sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt. Có những doanh nghiệp năm 2014 sản xuất tốt nhưng sang vài tháng đầu năm 2015 bổng dưng không có đơn hàng, mất lao động, hoặc bị doanh nghiệp mạnh thu hút nguồn nhân lực.

“Dù đã có sự chuẩn bị từ năm 2013, nhưng từ năm ngoái đến nay chúng tôi thấy sự cạnh tranh trong ngành dệt may cực kỳ khốc liệt. Xuất khẩu tăng nhanh với kim ngạch xấp xỉ 25 tỉ đô la Mỹ năm 2014 và năm 2015 nâng lên khoảng 28 tỉ đô la Mỹ. Mặc dù xuất khẩu tăng nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp dệt may mấy tháng gần đây không có đủ việc làm, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,” ông Dũng nói.

 

Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam là sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu đến 50 tỉ đô la Mỹ trước năm 2020 so với con số 25 tỉ đô la Mỹ năm 2014.

 

Dù mục tiêu đặt ra khá lạc quan, nhưng ông Dũng cũng cảnh báo khi ngành dệt may hội nhập sâu với thế giới thì doanh nghiệp dệt may trong nước cần tham gia các chuỗi giá trị, liên kết để cũng nhau phát triển. Doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị, có tiềm lực đầu tư thì tận dụng được cơ hội, còn không thì sẽ phải đóng cửa, bán lại doanh nghiệp hoặc chấp nhận đi làm thuê cho doanh nghiệp khác.

 

Hiện cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp dệt may lớn nhỏ, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động và đóng góp khoảng 15% cho tổng kim  ngạch xuất khẩu của cả nước. Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước có lượng hàng dệt may xuất khẩu lớn nhất thế giới.

 

Mặc dù vậy, nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu nước ngoài, và vẫn còn làm gia công, vì khâu thiết kế cho sản xuất vẫn còn yếu kém.

 

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex, ngành dệt may Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng tỉ lệ sản xuất theo hình thức đặt hàng gia công từ 38% hiện nay lên 50% vào năm 2020. Tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm năm 2014 khoảng 50%, và dự kiến năm 2015 sẽ nâng lên 60% và nhắm đến tỉ lệ đến 70% vào năm 2020.

 

Rõ ràng chỉ còn cách thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu để tăng tỉ lệ nội địa hóa của ngành mới mong nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may.

 

“Với trên 12 tỉ đô la Mỹ nguyên phụ liệu cần phải nhập khẩu hàng năm thì việc phát triển nguyên phụ liệu trong nước thực sự vẫn còn dư địa rất lớn. Cơ hội cho phát triển và đầu tư ở Việt Nam ở tất cả các khâu để hình thành chuỗi cung ứng toàn diện cho ngành dệt may Việt Nam trong những năm tới là hết sức sáng sủa,” ông Trường nhận định.

 

Theo các chuyên gia dệt may, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt-may tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng để tận dụng lợi thế khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khá nhiều công ty từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… đã đẩy mạnh đầu tư vào ngành dệt may tại Việt Nam kể từ đầu năm 2014 đến nay.

 

Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may – nguyên phụ liệu (Saigon Tex 2015) diễn ra trong 4 ngày từ 9-4 đến 12-4 tại Trung tâm Triển lãm Tân Bình, 446 Hoàng Văn Thụ, Tân Bình, TPHCM. Có khoảng 650 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia giới thiệu các sản phẩm máy móc và phụ kiện ngành dệt may tại triển lãm này.