Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Nghiên cứu về cháy, nổ, bản chất của sự cháy

Để có thể hiểu rõ hơn về tính chất của các phản ứng cháy nổ, hãy cùng Thiên bằng chúng tôi tìm hiểu định nghĩa cơ bản về cháy và nổ. Hi vọng nó sẽ giúp bạn được phần nào trong học tập cũng như công việc.

  1. Định nghĩa sự cháy: Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Theo định nghĩa ta thấy cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng: - Có phản ứng hóa học - Có tỏa nhiệt - Phát ra ánh sáng. Khi ta thấy có đầy đủ 3 dấu hiệu này thì đó là sự cháy thiếu một trong những dấu hiệu đó thì không phải là sự cháy.

2. Khái niệm về nổ: Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành 2 loại nổ chính: nổ lý học và nổ hóa học. Nổ lý học: là nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó không chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ nồi hơi các thiết bị áp ực khác…) Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ. 3. Những yếu tố điều kiện cần và đủ để tạo thành sự cháy, sự cháy: Được hình thành trước hết cần 3 yếu tố: - Chất cháy - Ôxy - Nguồn nhiệt Khi có đủ 3 yếu tố nói trên thì sự cháy vẫn chưa xuất hiện được mà cần phải có 3 điều kiện nữa thì sự cháy mới có thể xuất hiện. - Ôxy phải lớn hơn : 14% - Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy. - Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy. Như vậy: bản chất của sự cháy được hình thành nhờ có đủ 3 yếu tố và 3 điều kiện nói trên muốn phòng ngừa không để cháy xảy ra và dập tắt được sự cháy cần sử dụng nguyên lý loại bỏ một trong những yếu tố tạo hình sự cháy. + Về vật cháy là cả thế giới vật chất hết sức đa dạng phong phú và tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí, chất cháy là chất có khả năng tiếp tục cháy sau khi đã tách khỏi nguồn nhiệt. + Về ôxy: Ôxy là chất khí không cháy được nhưng nó là dưỡng khí cần thiết, không có ôxy thì không sinh ra sự cháy được ôxy chiếm tỉ lệ 21% trong không khí nếu ôxy giảm xuống nhỏ hơn 14% thì hầu hết các chất cháy không duy trì được sự cháy nữa, trừ 1 số ít chất đặc biệt cháy được trong điều kiện nghèo ôxy ( ví dụ hydro và mêtan còn 5% ôxy vẫn cháy được.).Nguồn lửa hay nguồn nhiệt: nguồn lửa nguồn nhiệt gây cháy thường xuất phát từ các nguồn gốc. + Điện năng biến thành nhiệt năng (do các nguyên nhân quá tải, nghẽn mạch, gia nhiệt, hồ quang, tĩnh điện) Phản ứng hóa học sinh nhiệt dẫn tới cháy. + Ma sát ( cơ năng biến thành nhiệt năng) + Ngọn lửa trần, nhiệt trần ( nguồn lửa, nguồn nhiệt ở trạng thái mở như điếu thuốc, ngọn đèn, hàn xì khô) + Thiên nhiên sét, nhiệt mặt trời. Với những định nghĩa cơ bản về cháy, nổ, điều kiện để tạo thành sự cháy như trên hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các hiện tượng cháy nổ trong tự nhiên.