Tai nạn chết người nhưng không khởi tố
Đoàn điều tra xác định điều kiện thi công không bảo đảm an toàn; giám đốc điều hành, cai thầu thiếu trách nhiệm... là nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động nhưng cơ quan công an lại cho rằng nạn nhân có lỗi.
Bà Hồ Thị Thanh Tuyền (ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) vừa gửi đơn khiếu nại đến Báo Người Lao Động, bức xúc: “Vì sao đoàn điều tra tai nạn lao động (viết tắt Đoàn điều tra) TP HCM đề nghị khởi tố giám đốc và cai thầu nhưng cơ quan công an không khởi tố? Căn cứ nào cho rằng lỗi thuộc về chồng tôi để rồi công ty không bồi thường?”.
Đề nghị khởi tố vụ án
Ngày 2-8-2014, ông Nguyễn Thanh Phong (chồng bà Tuyền) được ông Huỳnh Văn Nghĩa, cai thầu Công ty TNHH MTV Nga Nguyễn (Công ty Nga Nguyễn, quận 8, TP HCM), giao đánh bóng mặt tiền bằng inox phía ngoài tầng 6 của tòa nhà Công ty CP Hữu Toàn (quận Tân Bình). Trong lúc di chuyển từ tầng 6 xuống tầng 5, dây cáp đứt, ông Phong rơi xuống đất và tử vong sau đó.
Theo đoàn điều tra, nguyên nhân tai nạn là do điều kiện thi công không bảo đảm an toàn: công nhân ngồi trên tấm gỗ treo bởi máy tời không có phanh hãm tự động, không được kiểm định kỹ thuật an toàn, dây cáp tời sử dụng 2 loại có đường kính khác nhau bị tuột tại vị trí mối nối, không có dây cứu sinh để công nhân móc dây an toàn, mũ bảo hộ lao động; không kiểm tra định kỳ, đánh giá các yếu tố nguy hiểm tại công trình, các nguy cơ tai nạn lao động (TNLĐ) để có biện pháp ngăn ngừa tai nạn; không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân...
Từ đó, Đoàn điều tra đề nghị Công an quận Tân Bình, VKSND quận Tân Bình khởi tố vụ TNLĐ và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Bùi Thanh Tuấn (Giám đốc điều hành Công ty Nga Nguyễn) và ông Huỳnh Văn Nghĩa do thiếu trách nhiệm trong quản lý thi công, vi phạm các quy định về an toàn lao động, vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng dẫn đến TNLĐ chết người.
Ngoài ra, Đoàn điều tra cũng buộc Công ty Nga Nguyễn và ông Huỳnh Văn Nghĩa có trách nhiệm bồi thường cho gia đình bà Tuyền với số tiền ít nhất bằng 30 tháng lương (lương của ông Phong 7,8 triệu đồng/tháng).
Bà Hồ Thị Thanh Tuyền trình bày vụ việc tại tòa soạn Báo Người Lao Động
Nạn nhân có lỗi (?)
Hơn 2 tháng sau, Công an quận Tân Bình ra quyết định không khởi tố vụ án vì nguyên nhân TNLĐ do lỗi của ông Phong khi không đeo dây an toàn, dây cứu sinh trong lúc thi công trên cao. VKSND quận Tân Bình cũng cho rằng quyết định không khởi tố vụ án của công an quận là có căn cứ.
Theo luật sư Cao Thế Luận (Đoàn Luật sư TP HCM), việc điều tra của cơ quan công an và đoàn điều tra là hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, căn cứ vào các quyết định giải quyết khiếu nại của Công an quận Tân Bình và VKSND quận Tân Bình, có thể thấy có sự khác biệt lớn so với kết quả điều tra của đoàn điều tra.
Cụ thể, quyết định giải quyết khiếu nại nêu: “Nạn nhân có một phần lỗi là không đeo dây an toàn, dây cứu sinh”. Trong khi đó, kết luận của Đoàn điều tra ghi: “Công trình không có dây cứu sinh, không có dây đai an toàn”, nguyên nhân TNLĐ do “không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân làm việc ở công trình”. Đặc biệt, Đoàn điều tra xác định rõ phần lỗi của ông Bùi Thanh Tuấn là “không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động”; “không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân”; phần lỗi của ông Huỳnh Văn Nghĩa là “không thực hiện các biện pháp an toàn: lắp đặt dây cứu sinh, lồng thao tác, phanh hãm tự động...”. Không có bất kỳ một dòng nào đề cập “một phần lỗi của nạn nhân”.
“Nếu không đồng ý với nội dung trả lời khiếu nại của Công an quận Tân Bình và VKSND quận Tân Bình, bà Tuyền có thể gửi đơn khiếu nại đến Công an TP HCM và VKSND TP HCM để xem xét lại các quyết định không khởi tố vụ án” - luật sư Luận nói.
Ngoài các biện pháp tránh cần phải có những biện pháp phòng trừ, lao động phải đảm bảo an toàn cần phòng tránh trước. Như vấn đề nêu trên, các nhà thầu phải có cảnh báo, báo hiệu trước như sử dụng băng cảnh báo, băng báo hiệu cho người lao động được biết để mà không được chủ quan trong quá trình làm việc.