Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Thống kê lại số lượng xuất khẩu lao động 6 tháng đầu năm 2014

Trong năm 2014, số lượng xuất khẩu lao động nhật bản tăng gần 200% so với năm 2013, nhiều đơn hàng từ nhật bản về mà doanh nghiệp sợ không đủ nguồn lao động để đưa sang nhật bản. Hứa hẹn trong năm 2015 thì số lượng lao động đi xuất khẩu lao động sẽ hơn nhiều so với năm 2014.

Số lượng xuất khẩu lao động tăng mạnh:

Số liệu thống kê cho thấy, trong 6 tháng, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài ở tất cả các thị trường tăng 141% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, thị trường xuất khẩu lao động truyền thống đều tăng trưởng tốt, số lượng lao động đi Đài Loan tăng 187%; Nhật Bản tăng 180%, Hàn Quốc tăng 182%. Riêng thị trường đi Malaysia giảm mạnh, chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm năm ngoái. Nguyên nhân do thị trường Malaysia bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng kinh tế trước đó khiến nhiều lao động Việt Nam mất việc, buộc phải về nước.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, qua 6 tháng, cả nước đã có 55.205 lao động sang nước ngoài làm việc, đạt 63,5% kế hoạch năm. Tính riêng trong tháng 6, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 9.747 lao động. Trong đó, thị trường đứng đầu nhận lao động nước ta vào làm việc là Đài Loan với 5.058 lao động, tiếp đến là Nhật Bản với 2.547 lao động, Hàn Quốc là 643 lao động, Malaysia là 218 lao động…

Thị trường xuất khẩu lao động truyền thống tăng trưởng tốt

Nhận định về tình hình xuất khẩu lao động trong 6 tháng đầu năm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Công Hải cho biết, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng công tác xuất khẩu lao động của nước ta đã có nhiều khởi sắc. Đầu tiên phải kể đến là việc thị trường Hàn Quốc đã trở lại tiếp nhận lao động nước ta với bản ghi nhớ đặc biệt với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc trong thời hạn 1 năm. Tiếp đến là việc một số thị trường truyền thống, như: Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… cũng tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động nước ta. Trong đó, Đài Loan vẫn là thị trường xuất khẩu lao động số một khi luôn tiếp nhận trên 50% số lao động nước ta ra nước ngoài làm việc.

Bên cạnh số lao động đi làm việc nước ngoài tăng ở các thị trường truyền thống, năm 2014, cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ của nước ta đang dần hé mở. Những chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Đức và Nhật Bản làm việc đang được triển khai khá thuận lợi. Dù số lượng lao động trong lĩnh vực này chưa nhiều, nhưng đã tạo đà để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động nghề có trình độ cao, thu nhập khá tại các nước phát triển. Ngoài ra, thị trường tiếp nhận lao động khu vực Trung Đông cũng có dấu hiệu phục hồi trở lại đối với lao động trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ. Thị trường Saudi Arabia cũng vừa công bố kế hoạch mở rộng nguồn tuyển dụng nhân lực bằng cách nhập khẩu lao động từ 9 quốc gia mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm trong nước, trong đó có lao động của nước ta…

Nối tiếp đà phát triển trong 6 tháng qua và để hoàn thành kế hoạch năm 2014 đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xác định, sẽ kết hợp cùng các cơ quan, ban ngành siết chặt việc xuất khẩu của người lao động, bảo đảm không để xảy ra các tình trạng lao động chui, bỏ trốn, hết hợp đồng không chịu về nước, không tuân thủ các quy định về xuất khẩu lao động… làm ảnh hưởng đến những lao động khác và cái nhìn không thiện cảm của chủ doanh nghiệp các nước về lao động nước ta. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo trước khi xuất khẩu. Bởi vì, chỉ có làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động, chúng ta mới có được đội ngũ lao động có tay nghề, có tác phong công nghiệp. Như vậy, mới tạo được uy tín trên thị trường lao động quốc tế trong cơ chế hội nhập.

Ngoài ra, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, Chính phủ cũng đã xác định, năm 2014 cần phải mở rộng thêm thị trường xuất khẩu lao động sang các nước khác để giúp những lao động có công việc ổn định. Việc chú trọng khắc phục khó khăn, mở rộng sản xuất hứa hẹn sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới, giúp ổn định đời sống cho người lao động. Bên cạnh đó cũng có nhiều chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp phục hồi, đầu tư và mở rộng sản xuất trong thời gian tới.

Cũng theo báo cáo từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 6 tháng đầu năm, đã có thêm 16 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, nâng tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 196 DN.

Theo ông Liêm trưởng ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản, số lượng lao động sang Nhật Bản tăng 35% so với năm ngoái, mỗi tháng các doanh nghiệp Việt Nam phái cử tổng cộng khoảng 1.000 lao động sang Nhật làm việc trong các lĩnh vực khác nhau.

Nhật Bản tăng cường đơn hàng nên Số lượng xuất khẩu lao động tăng đáng kể

Còn theo các doanh nghiệp XKLĐ, tỷ lệ lao động tăng đột biến là do các tập đoàn Nhật Bản tăng cường đơn hàng tuyển dụng lao động Việt Nam nhằm đẩy nhanh chiến dịch tái thiết các thành phố sau thảm họa động đất và sóng thần. Đồng thời, phục vụ chiến dịch xây dựng cho Thế vận hội 2020.

Một giám đốc một Công ty XKLD lĩnh vực Nhật Bản cho biết trong 4 tháng đầu năm, công ty đã phái cử được 200 lao động qua Nhật, bằng 1/2 số lượng năm 2013. “Hiện nay, đơn hàng tuyển dụng của các doanh nghiệp vẫn bay về liên tục, chúng tôi sợ không đủ nguồn lao động để cung ứng cho đối tác Nhật”.