Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

Hà Nội: Ý thức lao động nhiều công nhân vẫn chưa được đặt đúng chỗ

Hà Nội, thủ đô của cả nước, trung tâm kinh tế văn hóa chính trị hàng đầu hiện nay cũng đang uốn mình theo xu hướng toàn cầu hóa, kinh tế công nghiệp. Rất nhiều các khu đô thị mới với các tòa nhà cao tầng được khởi công xây dựng. Kèm theo đó là những vấn đề nó mang phải ngay giữa lòng thủ đô.

Điểm qua một số công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, công trình nào cũng gắn biển “An toàn là bạn, tai nạn là thù”. Thế nhưng, đằng sau những tấm biển ấy, điều kiện làm việc cũng như việc chấp hành các quy định về an toàn lao động của chính bản thân người lao động vẫn còn nhiều điều đáng bàn.

 

2 

Hai người công nhân phía trên vắt vẻo mà không cần dây an toàn hay mũ bảo hộ trong công trường xây dựng.

 

Tại chương III, Thông tư 22/2010/TT-BXD đã quy định rõ về vấn đề an toàn lao động trong thi công các công trình xây dựng. Cụ thể tại Điều 9: “Người lao động có quyền từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động, sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp mà vẫn không được khắc phục, xử lý”.

Còn về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình phải: “cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động”. Nhất thiết phải có quần áo bảo hộ được coi là đồng phục và là bộ mặt của nhà thầu công trình.

Quy định đã rõ, thế nhưng, đường như cả người lao động và chủ sử dụng lao động đều chưa quan tâm đến điều này.

4 

 

3 

Qua những hình ảnh trên có thể thấy mức độ nguy hiểm cũng như sự thiếu quan tâm của các chủ công trình. Vì vậy, cần trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động và đôn đốc các công nhân thực hiện nghiêm các quy định bảo đảm an toàn lao động. Đồng thời, chính người lao động cũng phải ý thức được việc tự bảo vệ mình và đồng nghiệp, tránh những trường hợp rủi ro đáng tiếc xảy ra. Trang bị hỗ trợ xây dựng: giày bảo hộ nhập khẩu cao cấp chống đinh.