Bảo hộ lao động Hà Nội

Tin tức an toàn lao động, bảo hộ lao động

An toàn lưới điện quốc gia tại Đak Lak, câu chuyện chưa có hồi kết.

Thống kê của Công ty Điện lực Đắk Lắk (PC Đắk Lắk) cho thấy, tính đến ngày 20/6/2015, trên lưới điện do công ty quản lý vẫn còn 187 vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA). Đây là một con số còn khá lớn, đặt ra những yêu cầu và thách thức đối với công ty trong công tác quản lý vận hành.
Các vi phạm chủ yếu là nhà cửa, công trình, lều quán nằm trong hành lang an toàn lưới điện. Nhiều trường hợp lưới điện tiếp nhận lại của các nông, lâm trường và các hợp tác xã thường có hồ sơ cấp đất không rõ ràng, khi bàn giao thì trên mặt bằng tuyến bàn giao có ghi phần đất hành lang lưới điện nhưng chính quyền địa phương không làm thủ tục thu hồi diện tích đất đó. Cũng có trường hợp, các dự án xây dựng lưới điện chủ đầu tư không đề cập đến việc đền bù nên để xây dựng được lưới điện đi qua vườn, rẫy của các gia đình phải thực hiện vận động. Tại thời điểm đó, diện tích đất trong HLATLĐCA người dân chưa có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển đô thị hóa nông thôn, nhu cầu sử dụng đất thay đổi dẫn đến nảy sinh khiếu kiện bắt ngành điện phải di dời…Một trường hợp vi phạm lưới điện cao áp, không có băng báo hiệu cáp cảnh báo, người lao động không được trang bị các vật dung bảo hộ lao động như mũ bảo hộ lao động hay dây an toàn toàn thân trên cao. Mặt khác, đặc điểm lưới điện do PC Đắk Lắk quản lý chạy dài qua các vùng trồng cây cao su, cây làm trụ sống cho cây hồ tiêu, các loại cây chắn gió cho cây cà phê, cây ăn trái có giá trị kinh tế cao và các vùng rừng đặc dụng, vườn quốc gia… Vì vậy, việc giải quyết dứt điểm các vụ vi phạm HLATLĐ theo Nghị định 14/NĐ-CP là vấn đề vô cùng nan giải. Theo số liệu thống kê trong 5 tháng đầu năm 2015, sự cố do cây cối ngoài hành lang đổ vào đường dây là 16 vụ, chiếm hơn 10% số lần sự cố duy trì trên toàn hệ thống điện Đắk Lắk. Điều đáng nói ở đây là, có những vụ việc cơi nới nhà ở để làm lều quán tạm và nhà xây dựng mới vi phạm HLATLĐCA, đơn vị quản lý phát hiện kịp thời nhưng việc giải quyết chưa được sự can thiệp phối hợp của chính quyền địa phương. Việc chặt tỉa các cây nằm ngoài hành lang có nguy cơ ngã đổ vào đường dây chưa được sự phối hợp của đơn vị chủ quản cũng như của chính quyền. Mặc dù, từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị, thành phố đều có Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 14/2014/NĐ-CP về bảo vệ HLATLĐCA nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Để hạn chế thấp nhất các sự cố xảy ra do vi phạm HLATLĐCA, PC Đắk Lắk đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, khi phát hiện vi phạm, đơn vị quản lý vận hành thông báo kịp thời các trường hợp này đến các gia đình, đơn vị chủ quản các nhà ở, công trình… Từ đó, các gia đình, đơn vị chủ quản nhận thấy được sự nguy hiểm và thực hiện việc tháo gỡ cũng như di dời công trình ra khỏi ra khỏi khu vực nguy hiểm. Bên cạnh đó, công ty tập trung cải tạo lưới điện sau tiếp nhận từ các nông, lâm trường, hợp tác xã với việc thay một số đoạn dây trần bằng dây bọc; điều chỉnh tuyến đường dây cho phù hợp để giảm vi phạm; nâng cao khoảng cách pha đất (trồng xen cột, chụp đầu cột, thay cột cao hơn) tại các vị trí có nhà ở, công trình… vi phạm hành lang. Đồng thời, đơn vị đã phối hợp với chủ sở hữu cải tạo nhà ở, công trình nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết. Các đơn vị quản lý vận hành cũng tăng cường tần suất kiểm tra kỹ thuật đường dây và bố trí nhân lực chặt tỉa cây trong và ngoài hành lang có nguy cơ vi phạm khoảng cách, ngã đổ vào đường dây. Mặt khác, việc đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền như tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, cấp phát tài liệu tuyên truyền sử dụng điện an toàn cũng được công ty chú trọng. Các công tác này bước đầu tốn khá nhiều thời gian, công sức và nhiều khi chưa nhận được sự đồng thuận từ phía khách hàng hoặc chủ sở hữu. Do đó, song song với các giải pháp trên, PC Đắk Lắk tích cực liên hệ, thông báo đến chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan chức năng để tranh thủ sự ủng hộ. Sự phối hợp giữa đơn vị và các cơ quan chức năng đã kịp thời ngăn chặn và giải quyết các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu các chủ sở hữu nhà ở, công trình tự tháo gỡ trả lại HLATLĐCA đảm bảo an toàn, đã góp phần cải thiện tình hình. Tuy vậy, tất cả các giải pháp trên chỉ mang tính tình thế, tạm thời để “Sống chung với lũ”. Việc cần để giải quyết dứt điểm các vụ vi phạm HLATLĐCA là cần phải có sự vào cuộc quyết liệt từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và hơn nữa là sự chung tay, ủng hộ từ phía khách hàng sử dụng điện. Đó là tất cả vấn đề đáng lưu tâm ngay cả chính quyền địa phương tỉnh cũng phải xem xét và nhìn nhận.